(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, tính đến đầu tháng 5/2019, toàn huyện Mai Châu mới có 15/29 thư viện thuộc các trường tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia (chiếm 52%), thấp hơn so với trung bình chung của cả tỉnh. Là huyện có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, dân trí không đồng đều, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ người dân mù chữ cao…, Mai Châu tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dân trí, tăng cường văn hóa đọc bắt đầu từ các nhà trường.


Thư viện trường TH&THCS Tòng Đậu (Mai Châu) được đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn, đầu sách phong phú, thu hút học sinh đến đọc sách, tra cứu tài liệu.

 

Chúng tôi đến thăm thư viện trường TH&THCS Ba Khan (Mai Châu) khi thư viện vừa hoàn thành việc tự kiểm tra để công nhận đạt chuẩn. Đồng chí Hà Công Đạt, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Thư viện nhà trường có tổng diện tích 145 m2, được đặt tại khu trung tâm của trường với gần 5.000 đầu sách giáo khoa, sách nghiệp vụ… thuận tiện cho việc sử dụng của giáo viên và học sinh. Trong đó, nhà trường bố trí góc đọc cho giáo viên với 20 chỗ ngồi, góc đọc cho học sinh với 25 chỗ ngồi, có nơi làm việc của nhân viên thư viện và nơi để sách. Là trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn, kinh phí hạn hẹp, hàng năm, Ban giám hiệu nhà trường tích cực kêu gọi xã hội hóa để ủng hộ cho thư viện sách, truyện thiếu nhi với tổng trị giá khoảng 3 triệu đồng/năm… Trong các năm học gần đây, thư viện trường duy trì hoạt động của thư viện chuẩn.

Cùng với trường TH& THCS Ba Khan, huyện Mai Châu quan tâm xây dựng một số thư viện tại các xã vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn như: TH&THCS Noong Luông, tiểu học Nà Mèo...

Xây dựng hệ thống thư viện là một trong những giải pháp quan trọng đã và đang được huyện Mai Châu triển khai để tăng cường văn hóa đọc trong nhà trường. Đồng chí Nguyễn Hữu Cường, Phó trưởng phòng GD&ĐThuyện cho biết: Văn hóa đọc hình thành trong học sinh ngay chính từ trong nhà trường. Do đó, để nâng cao văn hóa đọc, ngành GD&ĐT huyện tập trung cải thiện môi trường đọc sách tại các thư viện, trường học, các Trung tâm học tập cộng đồng. Qua đó, xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc sách đối với cán bộ, giáo viên, học sinh. Giúp phát triển năng lực người học, năng lực tự học, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống văn minh, lành mạnh, góp phần đẩy mạnh xã hội học tập trên địa bàn huyện Mai Châu.

Ở các trường tiểu học, không gian đọc là các góc hoạt động, phòng đọc sách hay thư viện trường; cũng có khi là không gian ngay dưới gốc cây có bóng mát, góc hành lang, cầu thang… để các em có thể đọc sách trong giờ chơi, giờ tự học. Hiện, Phòng GD&ĐT huyện tập trung rà soát, đánh giá thực trạng các thư viện trường học; tu bổ hoặc xây mới các trường học nhằm đáp ứng yêu cầu đọc sách của học sinh, nhất là các trường vùng sâu, xa, vùng điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Nghiên cứu, đề xuất các tiêu chuẩn, tiêu chí thư viện trường học đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa đọc và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại các thư viện trường học. Đồng thời, huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư thiết bị, tủ sách, sách cho các trường và điểm trường vùng khó khăn; huy động cha mẹ học sinh tích cực tham gia xây dựng tủ sách lớp học, tủ sách phụ huynh. Mục tiêu đề ra đến năm 2020, 90% trẻ mầm non được tiếp cận và thường xuyên nghe đọc sách; 90% học sinh có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu, giải trí; 100% cơ sở giáo dục có thư viện hoạt động hiệu quả.

Dương Liễu


Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục