(HBĐT) - Niềm vui của học sinh là hạnh phúc của thầy, cô. Đó là cảm nhận của chúng tôi khi gặp gỡ, tiếp xúc các thầy, cô giáo và học sinh trường PTDTNT THCS&THPT Ngọc Sơn (Lạc Sơn).


  

Giờ học công nghệ thông tin của học sinh trường PTDTNT THCS&THPT Ngọc Sơn (Lạc Sơn). 

 Cô giáo Bùi Thị Huyên chia sẻ: Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, năm 2016, trường PTDTNT THCS&THPT Ngọc Sơn được đầu tư 50 tỷ đồng xây dựng tại trung tâm cụm xã Ngọc Sơn. Với cơ sở vật chất đồng bộ, trang thiết bị hiện đại đã tạo điều kiện để nhà trường từng bước nâng cao quy mô mạng lưới, chất lượng giáo dục, cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Được học tập trong ngôi trường mới khang trang, hiện đại tạo niềm vui, động lực cho học sinh khi đến trường, đó cũng là niềm hạnh phúc của đội ngũ giáo viên nhà trường.

Được xây dựng trên diện tích 2,7 ha, mặc dù còn một số hạng mục đang trong giai đoạn hoàn thiện, nhưng đến thời điểm này, trường PTDTNT THCS&THPT Ngọc Sơn có hệ thống phòng học, nhà đa năng, nhà hiệu bộ, nhà công vụ, nhà ăn, ký túc xá, sân thể thao khang trang nhất trong khối DTNT trên toàn tỉnh. Đó là điều kiện quan trọng để thầy, trò nhà trường đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt. Nhà trường đã ứng dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng về quản lý, giảng dạy, giáo dục học sinh được tiếp thu thông qua các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường chuyên biệt do Bộ GD&ĐT tổ chức. Tổ chức tốt dạy học 2 buổi/ngày theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT. Năm học 2018-2019, khối THPT có 2,2% học sinh đạt học lực giỏi, 35% đạt học lực khá, 97% đạt hạnh kiểm khá, tốt. Khối THCS có 26,1% đạt học lực khá, giỏi, 95% đạt hạnh kiểm tốt, khá. Đặc biệt, toàn trường có 10 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, gồm 2 giải nhì, 1 giải 3, 7 giải khuyến khích, tăng 4 giải so với năm học 2017-2018.

Ngoài việc dạy học văn hóa, nhà trường còn tổ chức các hoạt động giáo dục thiết thực khác như: tổ chức nội trú, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe học sinh, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TD-TT, giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, dạy nghề... nhằm phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực học sinh. Qua đó, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, góp phần quan trọng trong việc củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS; nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn.

Em Bùi Thị Mơ, học sinh lớp 10 cho biết: Các thầy, cô giáo không chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu mà còn dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập; tăng cường quản lý nề nếp, kỷ cương của nhà trường, nhất là đối với học sinh nội trú. Chúng em rất yên tâm vì cán bộ, giáo viên của trường có mặt 24/24h để chăm sóc, quản lý học sinh. Nhà trường thực sự là môi trường trong lành vì không có học sinh mắc các tệ nạn xã hội, nghiêm túc chấp hành các quy định về an toàn giao thông.


 Đức Phượng

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục