(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông đồng bào dân tộc Dao ở xã vùng cao huyện Đà Bắc, Bàn Thị Dung đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành ước mơ trở thành cô giáo. Yêu trẻ, khát khao gắn bó với nghề, đã có thời gian Dung xin tình nguyện giảng dạy không nhận lương. Vượt qua khó khăn, cô giáo Bàn Thị Dung là tấm gương cho tinh thần vươn lên và cống hiến cho nghề giáo, được phụ huynh, đồng nghiệp trường mầm non Tu Lý A (Đà Bắc) tin yêu, quý mến.



Cô giáo Bàn Thị Dung, trường mầm non Tu Lý A (Đà Bắc) là tấm gương sáng về tinh thần vươn lên vượt khó. 

Mở đầu câu chuyện với chúng tôi, Dung cho biết: Nhà em ở xóm Bằng, xã Giáp Đắt. Gia đình em là người dân tộc Dao, bố mẹ chỉ ở nhà làm ruộng, nhà lại đông anh em nên đời sống kinh tế rất khó khăn. Phải cố gắng lắm bố mẹ mới nuôi em học được hết cấp 3. Thương bố mẹ, thương các em nhỏ trong xóm, trong làng nên tháng 12/2009, em đã cố gắng đi học lớp trung cấp sư phạm mầm non tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình.

Tốt nghiệp trung cấp sư phạm, tháng 6/2011, Dung trở về quê nhà Giáp Đắt và mong muốn được làm giáo viên ngay trên quê hương mình. Không có chỉ tiêu biên chế, chưa được ký hợp đồng nhưng với lòng yêu nghề mến trẻ, Dung đã xin dạy không hưởng lương tại trường mầm non xã năm học 2011 - 2012. Dung chia sẻ: Em muốn đem những kiến thức đã tiếp thu, tích lũy được trong quá trình học tập tại trường sư phạm vận dụng vào thực tế chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồng thời để học hỏi đồng nghiệp, những giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm để bổ sung kiến thức, kỹ năng sư phạm, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ cho chính bản thân mình.

 Được sự quan tâm của lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc, tháng 8/2015, Dung chuyển về công tác tại trường mầm non Tu Lý A. Khi đó, Dung được hưởng mức lương rất ít ỏi, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Hai vợ chồng mượn một mảnh vườn nhỏ của nhà bác ruột dựng tạm ngôi nhà tranh tre vách nứa. Ngoài giờ lên lớp, Dung cùng chồng trồng trọt, chăn nuôi.

 Trong điều kiện khó khăn, vất vả, cô giáo trẻ luôn cố gắng phấn đấu, tự học, tự bồi dưỡng, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, nhất là về lĩnh vực chuyên môn. Cuối năm 2015, khắc phục khó khăn, Dung quyết tâm đi học lớp đại học Sư phạm mầm non tại chức. Trong quá trình vừa đi học, vừa đi làm, với 2 con nhỏ nhưng Dung luôn cố gắng hoàn thành việc học tập và nhiệm vụ được giao. 

 Từ năm học 2015 - 2016 đến nay, Dung luôn đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi từ cấp trường đến cấp tỉnh. Riêng năm học 2016 - 2017, cô giáo Bàn Thị Dung đoạt giải nhì tại Hội thi giáo viên dạy giỏi tỉnh Hòa Bình.

 Cô giáo Bùi Thị Hoa, Hiệu trưởng trường mầm non Tu Lý A nhìn nhận: Bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, cô giáo Bàn Thị Dung còn là một đoàn viên tiêu biểu, tích cực tham gia các hoạt động của chi đoàn; là tấm gương sáng về tinh thần nỗ lực vượt khó, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được phụ huynh và đồng nghiệp tín nhiệm. Tháng 4/2019, cô giáo Bàn Thị Dung đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Dương Liễu

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục