Sáng 14/2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do dịch COVID-19 (nCoV) gây ra, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh khi đi học trở lại.


Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: "Ngày 11/2, tôi đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương có hướng dẫn thật chi tiết, dễ hiểu để các cấp, nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh khi đi học trở lại. Tinh thần là phải an toàn, an tâm mới đi học trở lại”.

Phó Thủ tướng đề nghị, trước hết, chính quyền, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các giải pháp để đảm bảo trường học, lớp học an toàn. Bên cạnh đó, các lực lượng tập trung hướng dẫn, tuyên truyền để phụ huynh, học sinh yên tâm trước dịch bệnh.

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Phó Thủ tướng khẳng định: "Nếu chưa làm được cho phụ huynh và học sinh yên tâm thì chưa cho đi học trở lại ngay. Đã đi học trở lại thì trường, lớp phải thật sự an toàn, an toàn cả dưới góc độ chuyên môn lẫn trong suy nghĩ của học sinh, của phụ huynh học sinh”.

Phó Thủ tướng nêu rõ, không nên cho đi học trở lại khi phụ huynh, học sinh vẫn lo lắng, sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học. Việc cho học sinh nghỉ học tiếp chắc chắn có gây xáo trộn, trở ngại cho ngành giáo dục và cả công việc, sinh hoạt của các bậc phụ huynh và xã hội. Tuy nhiên, những điều đó không thể so được với sức khỏe, sự an tâm, tin tưởng của nhân dân.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những việc liên quan tới nhân dân, ngoài yếu tố chuyên môn phải đặc biệt lưu ý tới sự đồng thuận của nhân dân. Vì thế, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần cân nhắc kỹ lưỡng, tiếp tục thực hiện tốt công tác chống dịch; đảm bảo an toàn trong trường học; tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền để nhân dân hiểu đúng, đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện các biện pháp chống dịch nói chung và việc trở lại trường của học sinh nói riêng.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục