Hôm nay (11/5), gần 1.900 trường mầm non, tiểu học (công lập và ngoài công lập) của Hà Nội mở cửa đón học sinh trở lại sau kì nghỉ lịch sử vì dịch Covid-19.

Như vậy, từ ngày 11/5 trở đi, khoảng 2 triệu học sinh của Hà Nội sẽ luân phiên đến trường, đảm bảo thời gian kết thúc năm học theo đúng kế hoạch.

Báo cáo của 30 phòng GD&ĐT trên địa bàn, ngày 10/5, công tác chuẩn bị đón học sinh tiểu học và trẻ mầm non trở lại trường đã cơ bản hoàn tất.

Chiều 10/5, các đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các đoàn kiểm tra của 30 phòng GD&ĐT tiếp tục rà soát, kiểm tra tại cơ sở để tiếp tục hỗ trợ các đơn vị hoàn thiện phương án tổ chức dạy học an toàn tuyệt đối cho tất cả các thành viên trong nhà trường.

Hiện một số trường học, địa bàn ở Hà Nội cho học sinh học 5 ngày/tuần, có bán trú, theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh.

Tuy nhiên, một số nhà trường chỉ cho học sinh học 3 buổi/tuần. Các em học 2 ca sáng/chiều và tạm thời chưa tổ chức bán trú.

Hà Nội: Gần 1.900 trường mầm non, tiểu học đón học sinh trở lại - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Gần 1.900 trường mầm non, tiểu học (công lập và ngoài công lập) của Hà Nội mở cửa đón học sinh trở lại. (ảnh minh họa)

Công tác vệ sinh trường lớp đã được các thầy cô gấp rút thực hiện trong những ngày cuối tuần. Trong đó, các trường đặc biệt chú ý đến việc kiểm soát y tế và nâng cao chất lượng bữa ăn học đường.

Tại cuộc họp của Sở GD&ĐT Hà Nội với các quận, huyện về phương án tổ chức cho học sinh mầm non, tiểu học đi học trở lại mới đây, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở GD&ĐT sẽ không cấm các trường tiểu học, mầm non tổ chức bán trú.

Vì đặc thù của lứa tuổi này, nếu không có bán trú mà chỉ học 1 buổi thì phụ huynh sẽ vất vả, trẻ cũng không đảm bảo sức khỏe.

Vì thế, phương án tổ chức đi học trở lại thế nào sẽ tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng trường, trên cơ sở tuân thủ những yêu cầu chung về phòng dịch.

Trước đó, từ ngày 4/5, gần 900 trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học.

Sau kì nghỉ dài chưa từng có trong lịch sử vì dịch Covid-19, việc học tập của học sinh đang phần nào được quay về quỹ đạo.

Hà Nội: Gần 1.900 trường mầm non, tiểu học đón học sinh trở lại - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hiện, 63 tỉnh thành đã cho học sinh đi học trở lại. Tuỳ từng nơi để địa phương quyết định học sinh học đồng loạt hay từng giai đoạn. 

Hiện, 63 tỉnh thành đã cho học sinh đi học trở lại. Ngoài các địa phương cho học sinh tất cả các cấp đến trường đồng loạt, thì dựa vào tình hình diễn biến dịch bệnh mà một số tỉnh thành khác triển khai việc đến trường cho học sinh theo từng giai đoạn.

Để đảm bảo an toàn, mới đây, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo cho các đơn vị thực hiện các nội dung sau khi đón học sinh đến lớp:

Không sử dụng mũ, nón, trang phục có tấm chắn giọt bắn trong lớp học: Không bắt buộc đeo khẩu trang trong lớp học, tiếp tục duy trì đeo khẩu trang trên đường đến trường, trước khi vào lớp, trong giờ ra chơi, khi ra khỏi lớp và trên đường về nhà

Không áp dụng giãn cách trong lớp học, hạn chế tiếp xúc giữa học sinh các lớp học với nhau và chỗ đông người.

Được sử dụng điều hòa trong lớp học, cuối mỗi buổi học phải mở cửa phòng học tạo sự thông thoáng.

Tăng cường thực hiện lau khử khuẩn bề mặt, vệ sinh phòng/lớp học, nhà vệ sinh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.


Theo Dân Trí


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục