Ngày 11/5, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực GD-ĐT năm học 2019-2020, 2020-2021 và chỉ đạo điều hành giá.

Theo nội dung công văn, trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, việc thực hiện các khoản thu đối với năm học 2019 – 2020 phải đảm bảo các cơ chế thu học phí trên các nguyên tắc:

Thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ ngày 02/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí;

Đối với việc triển khai dạy học trực tuyến, Bộ đề nghị các địa phương và cơ sở giáo dục cần căn cứ các công văn số 1061/BGDĐT ngày 25/3/2020 hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 và công văn số 988 - BGDĐT ngày 23/3/2020 về việc đảm bảo chất lượng đào tạo từ xa trong thời gian chống dịch Covid-19 để tính toán công khai, minh bạch và thoả thuận thu trên cơ sở triển khai thực tế công tác dạy học. Cụ thể:

- Đối với các cơ sở giáo dục công lập, trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh dịch nếu không triển khai học trực tuyến thì không thực hiện thu học phí; Chỉ được thực hiện khi tổ chức học trực tuyến hoặc bố trí học bù.

Mức thu học phí thực hiện theo quyết định của hội đồng nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm nguyên tắc theo số tháng thực học nhưng không vượt quá quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP.

Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên theo số tháng thực học; giáo dục phổ thông không quá 9 tháng/năm; giáo dục đại học không quá 10 tháng/năm.

Đối với các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điểm b, Khoản 6, Điều 99, Luật Giáo dục 2019, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập theo thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục trên cơ sở  đề nghị của UBND tỉnh.

Việc quản lý và sử dụng các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện theo Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và quy định khác có liên quan để khuyến khích các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, viện trợ, hỗ trợ giáo dục đào tạo.

- Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh, nếu không tổ chức học trực tuyến thì sẽ không được thu học phí và các khoản thu hộ, chi hộ.

Nếu đã thu, sẽ thực hiện thanh toán bù trừ khi học sinh đi học trở lại và thanh quyết toán vào cuối năm học với phụ huynh học sinh.

Nếu tổ chức học trực tuyến, các cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để triển khai các hoạt động tổ chức dạy, thời gian thực tế học trực tuyến, các nội dung truyền tải qua dạy học trực tuyến, tỉ lệ hoàn thành chương trình học…

Theo đó, để xác định mức thu hợp lý trên nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh học sinh nhưng không được vượt quá mức thu, tổng thu cả năm học đã được cam kết, công khai từ đầu năm học;

Đồng thời có chính sách giảm mức thu phù hợp với điều kiện của học sinh, sinh viên.

Lùm xùm thu học phí online: Bộ Giáo dục lên tiếng chỉ đạo về các khoản thu - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ngày 11/5, hàng chục phụ huynh Trường Quốc tế Mỹ (TAS) tập trung trước cổng trường phản đối chính sách học phí trong đợt nghỉ dịch Covid-19.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chỉ đạo, các sở ban ngành có liên quan phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về niêm yết, công khai thông tin về giá vật tư, thiết bị giáo dục, sách giáo khoa trên địa bàn đảm bảo công khai, minh bạch theo đúng quy định của Luật giá và các văn bản có liên quan.

Ngoài ra, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng yêu cầu các địa phương ưu tiên bố trí các nguồn lực để huy động và phân bổ ngân sách cho giáo dục đảm bảo chi thường xuyên (tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lượng và các hoạt động giảng dạy, học tập…) cho các cơ sở giáo dục đúng quy định.

Đồng thời, thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính mà Bộ GD&ĐT ban hành; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các khoản thu, chi trong cơ sở giáo dục trên địa bàn;

Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu.

"Các tỉnh chỉ đạo quán triệt Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và chỉ cho phép được thu các khoản thu phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo quy định tại khoản 1 điều 10 của Thông tư này” – thứ trưởng Thưởng nhấn mạnh


Theo Dân Trí


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục