Nhiều giáo viên cho rằng đánh giá bằng điểm số và nhận xét sẽ phát huy năng lực, giúp thay đổi thái độ học tập của học sinh, nhất là các môn học ít hấp dẫn người học.


Giáo viên đánh giá học sinh thông qua việc thực hiện các bài tập dự án

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT quy định đánh giá học sinh bằng điểm số kết hợp với nhận xét hầu hết các môn học (trừ mỹ thuật, âm nhạc, thể dục) là rất hợp lý và toàn diện vì có sự kết hợp đánh giá định tính (nhận xét) và định lượng (điểm số). Điều này càng phù hợp  đối với bộ môn lịch sử và giáo dục công dân.

Sẽ tác động đến thái độ học tập của học sinh

Môn lịch sử và giáo dục công dân trong trường THCS được cho là khô khan, ít được học sinh ưa thích. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này,  trong đó một phần do kiểm tra đánh giá học sinh chỉ bằng điểm số nên không công bằng, thiếu khích lệ học sinh, chưa phát huy hết năng lực phẩm chất của học sinh.

Khi thực hiện kiểm tra bằng điểm số như Thông tư 58 hiện nay, gồm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ bằng bài kiểm tra viết,  đa phần học sinh chỉ chăm học bài là làm bài được. Điều này chỉ đánh giá dựa trên việc nhận biết, thông hiểu là chính còn việc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống còn nhiều hạn chế.

Vừa rồi khi kiểm tra bài cũ, tôi hỏi các học sinh lớp 9 : "Em cho biết sự kiện lịch sử nào đánh dấu thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đạt đến đỉnh cao?” thì không học sinh nào trả lời được. Tôi tiếp tục gợi ý đó là ngày lễ Quốc khánh của nước ta. Các em cũng lặng thinh. Thật đáng buồn ! Cuối cùng tôi tự trả lời đó là sự kiện ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào Hà Nội, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Tôi cho rằng do học sinh không quan tâm, không chịu suy nghĩ chứ câu hỏi không khó . Nếu vận dụng đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét thì dễ dàng nhận xét thái độ học tập của học sinh là " chưa tập trung trong giờ học” mới chính xác, còn đánh giá bằng điểm số chỉ đánh giá về mặt nhận thức kiến thức ( tái hiện, nhận biết). 

Do vậy theo cá nhân tôi đối với bộ môn lịch sử, giáo dục công dân,  kết hợp hai hình thức nhận xét và điểm số trong việc đánh giá học sinh là hợp lý, tỷ lệ hai hình thức định tính và định lượng này 50/50 và theo thang điểm 0 đến 10. Có như vậy mới tác động đến thái độ học tập của các em hiệu quả hơn.

San bằng khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành 

Việc đánh giá bằng nhận xét phải bằng những biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi… của học sinh thông qua việc giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh như: thực hành, thuyết trình, báo cáo, sưu tầm, đóng vai, tiểu phẩm…. Còn kiểm tra bằng điểm số cần chú trọng việc vận dụng kiến thức bài học để giải quyết một tình huống, vấn đề cụ thể của cuộc sống có liên quan đến kiến thức đã học. Đó cũng chính là đổi mới cách ra đề,  thay vì kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của học sinh thì đánh giá học sinh sử dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ học tập cụ thể nào đó.

Môn giáo dục công dân là dạy "đạo lý làm người” thông qua việc dạy những chuẩn mực đạo đức và pháp luật thì việc đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét là phù hợp nhất. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều học sinh làm bài kiểm tra viết điểm số rất cao 9, 10 điểm nhưng trong giao tiếp ứng xử, kỹ năng sống rất hạn chế. Khi dạy bài Tự chủ môn giáo dục công dân- 9, học sinh đều trả lời tốt: "tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi tình huống…”. Tuy nhiên khi tan học ra về, nhiều học sinh  lại tham gia đánh nhau…

Như vậy giữa lý thuyết và thực hành là một khoảng trống cần phải san lấp. Vì vậy đánh giá học sinh căn cứ trên thái độ hành vi và điểm số mới đảm bảo được sự công bằng trong giáo dục nói chung và trong đánh giá học sinh nói riêng.

Vì vậy rất mong Bộ GD ĐT có hướng dẫn tập huấn cụ thể việc đánh giá bằng điểm số và nhận xét để đảm bảo  kiểm tra đúng phẩm chất, năng lực của từng học sinh 


Theo Báo Thanh Niên


Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục