Chiều 30/6, tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện sách giáo khoa mới theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, ngành Giáo dục cũng xác định lại khung thời gian năm học do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Sách giáo khoa mới đến tay học sinh trước ngày 15/8
Ông Trần Quang Nam, Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT cho biết: Bộ đang gấp rút chuẩn bị những công đoạn cuối cùng của chương trình sác giáo khoa (SGK) mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu việc cung ứng SGK phải đảm bảo đến tay phụ huynh, học sinh và giáo viên trước ngày 15/8/2020.
Ông Trần Quang Nam, Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT chia sẻ thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: HM.
Để triển khai lựa chọn SGK theo yêu cầu tại Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ đã ban hành thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông để các địa phương chọn SGK lớp 1, phục vụ kịp thời năm học 2020-2021.
Đến ngày 30/5, Bộ GD&ĐT đã nhận được công văn của 63 Sở GD&ĐT báo cáo kết quả lựa chọn SGK của các trường tiểu học. Kết quả cho thấy, tất cả các đầu SGK đều được lựa chọn. Có 61 địa phương chọn SGK ít nhất từ 3 bộ trở lên, trong đó 36 tỉnh chọn SGK của cả 5 bộ.
"Việc lựa chọn các đầu SGK từ nhiều bộ sách khác nhau, theo Bộ GD&ĐT thể hiện tính dân chủ, khách quan trong quá trình lựa chọn. Đồng thời, cho thấy các cơ sở giáo dục đã nghiên cứu kỹ SGK, từ đó chọn được đầu sách theo từng môn học phù hợp với điều kiện và cơ sở vật chất dạy học của nhà trường”, ông Trần Quang Nam nhấn mạnh.
Tại một số địa phương, một số SGK có tỷ lệ lựa chọn cao hơn với các sách khác, do tính chất đặc trưng của vùng, miền và phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương.
Trước băn khoăn về giá SGK mới tăng, PGS TS Nguyễn Xuân Thành cho biết: Giá SGK hiện nay đã ấn định sách in ra. Tính trên cơ sở kê giá, trên trang in so với 1 trang sách cũ, sự chênh lệch không nhiều. Tính diện tích trang in giá mới không tăng nhiều so với sách cũ. Bộ cũng xây dựng định mức này để đảm bảo SGK biên soạn hiệu quả nhất.
Liên quan đến công tác tập huấn nghiệp vụ, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, Bộ GD&ĐT yêu cầu thời gian tập huấn phải kết thúc trước ngày 30/7/2020. Bộ GD&ĐT cũng lưu ý, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu SGK năm học 2020-2021.
PGS TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Để chuẩn bị cho khai giảng, Bộ GD&ĐT yêu cầu các nhà trường tập trung học sinh chuẩn bị lễ khai giảng, không học trước chương trình ngày khai giảng, cũng không sớm hơn ngày 1/9. Ngày khai giảng năm học này vào ngày 5/9. Bộ cũng ban hành khung thời gian năm học là 37 tuần, trong đó thực học là 35 tuần. Các địa phương căn cứ vào đó để xây dựng khung thời gian phù hợp với địa phương.
Tập huấn giáo viên có nhiều phức tạp
Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch tổng thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nhằm đảm bảo thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Đến nay, đã hoàn thành tập huấn, bồi dưỡng cho 800 giảng viên sư phạm chủ chốt, 28.000 giáo viên phổ thông cốt cán và 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, 11.000 tổ trưởng chuyên môn, 1.028 cán bộ quản lý sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT.
Theo kế hoạch, năm 2020 tiếp tục triển khai bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán và bồi dưỡng đại trà cho tất cả giáo viên phổ thông. Hiện nay, các nhà xuất bản có SGK được lựa chọn đang phối hợp với các địa phương triển khai bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về sử dụng SGK lớp 1.
TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Đợt tập huấn giáo viên theo chương trình mới lần này khá phức tạp, bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nếu tỉnh nào chọn cả 5 bộ sách, thì việc tập huấn sẽ phải thống nhất. Trong khi đó, trách nhiệm bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên là của Sở GD&ĐT.
Giải đáp ý kiến liên quan đến lượng kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông mới để tập huấn giáo viên, PGS TS Nguyễn Xuân Thành cho biết: Tới đây Bộ tinh giản chương trình hiện hành năm học này đến năm học tiếp theo, từ đó xây dựng các chủ đề dạy học. Với khung thời gian 35 tuần thực học, kiến thức tinh giản đi, học sinh có nhiều thời gian phát triển phẩm chất, năng lực.
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Ngày 24/6, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2020.
(HBĐT) - Dự kiến thời gian nghỉ hè của năm học 2019 – 2020 sẽ rút ngắn hơn so với mọi năm, do học kỳ II ngành Giáo dục (GD) đã phải nghỉ học gần 3 tháng để phòng, chống dịch Covid-19, do đó, vấn đề tuyển sinh năm học 2020 - 2021 được học sinh, phụ huynh đặc biệt quan tâm. Để chuẩn bị cho năm học mới, cũng như thực hiện việc tuyển sinh đảm bảo đúng quy định, ngành GD đã, đang khẩn trương triển khai các hoạt động hướng dẫn, tổ chức cho học sinh đăng ký, chuẩn bị nhân sự, tổ chức kỳ thi và xét tuyển sinh các cấp.
Dấu mốc quan trọng đổi mới dạy học được xác định khi có Nghị quyết số 29-NQ/T.Ư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đáng chú ý, Nghị quyết nhấn mạnh, cần nhanh chóng có sự chuyển đổi từ chủ yếu dạy học truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh. Có năm dấu hiệu để nhà trường và xã hội thấy và nhận xét được giáo viên đã thay đổi dạy học theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh.
(HBĐT) - Di tích Bác Hồ về thăm Trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình nằm bên bờ sông Đà, thuộc xóm Trường Yên, xã Yên Mông (TP Hòa Bình). Ấn tượng đầu tiên khi đến khu di tích là hồ nước rộng hơn 320 m2 được đặt ngay tại trung tâm, xung quanh khuôn viên là những cây nhãn cổ thụ được trồng từ những năm 60 xum xuê phủ bóng mát, mang lại cảnh quan trong lành, mát mẻ, yên bình.
(HBĐT) - Ngày 21/6, Sở VH-TT&DL phối hợp với Uỷ ban Olympic Việt Nam tổ chức Ngày Olympic trẻ em năm 2020. Tới dự có đại diện lãnh đạo Tổng cục TDTT, Ủy ban Olympic Việt Nam cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 21/6, trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức lễ tri ân và trưởng thành học sinh lớp 12 niên khóa 2017 – 2020 cho 439 em học sinh thuộc 15 lớp khối 12.