Cô giáo Nguyễn Thị Hoài Ninh, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Lý Thái Tổ (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) được ghi nhận là người say mê, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để các tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn. Từ năm 2011 đến nay, những lớp do cô giảng dạy, bồi dưỡng có không ít học sinh đạt giải cao ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh; bản thân cô được nhận danh hiệu là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh và bằng khen của ngành giáo dục.

Cô giáo Nguyễn Thị Hoài Ninh nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mặc dù có hoàn cảnh gia đình khó khăn do chồng mất sớm, một mình nuôi các con nhỏ (một cháu học lớp 12, hai cháu sinh đôi học lớp 5), nhưng cô Ninh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhất là trong công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi. Cô Ninh chia sẻ: Trong cuộc sống bản thân gặp không ít khó khăn, áp lực, từ việc một mình nuôi dạy các con đến việc ngày ngày tìm các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Nhưng áp lực công việc và cuộc sống đôi khi lại thành động lực để bản thân cố gắng. Cô luôn xác định, phẩm chất, uy tín, năng lực của "người thầy” có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. 

Trong hoạt động chuyên môn, vào các đợt trước, trong kiểm tra học kỳ, chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp…, cô thường xuyên nghiên cứu tài liệu, làm việc đến 2 giờ sáng, thậm chí có hôm làm việc đến 4 giờ sáng. Trên cơ sở chương trình, sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cô chủ động biên soạn nội dung giảng dạy, bồi dưỡng rõ ràng, có trọng tâm, phù hợp đối tượng học sinh, bảo đảm sự liên thông trong ba năm học với các kiến thức khác nhau. "Điều quan trọng nhất của quá trình dạy học là làm cho học sinh yêu môn học, "thổi lửa” khơi dậy, nuôi dưỡng lòng đam mê, khát khao khám phá của học sinh”, cô Ninh cho biết. 

Cũng theo cô Ninh, giáo viên có thể giảng dạy theo các mảng kiến thức, kỹ năng làm bài ở từng dạng, từng vấn đề, kiểu đề khác nhau, nhưng điều quan trọng phải biết cách nhắc nhở, động viên các em trước và sau mỗi kỳ thi. Đồng thời, phối hợp phụ huynh học sinh để nắm bắt những tố chất, năng khiếu, đam mê của học sinh, từ đó có biện pháp giảng dạy phù hợp. Chẳng hạn thông qua cách nhìn nhận tác phẩm văn học của học sinh, cô Ninh đã thay đổi cách dạy với mục đích vừa giúp học sinh nắm được nội dung bài học, vừa yêu thích môn học. Vì vậy, trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh do cô giảng dạy đạt điểm cao, từ 9,25 đến 9,5 điểm. Có không ít học sinh do thay đổi tâm, sinh lý, gia đình có biến cố, hoàn cảnh khó khăn, học tập chểnh mảng, hoặc có ý định bỏ học được cô quan tâm, động viên sau đó chăm chỉ học tập, đỗ vào các trường đại học, trở thành người có ích và thành đạt.

Thầy giáo Đàm Ngọc Oánh, Hiệu trưởng Trường THPT Lý Thái Tổ cho biết, trong những năm vừa qua, nhà trường luôn nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, được các tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên tích cực thực hiện. Trong đó, cô giáo Nguyễn Thị Hoài Ninh là tấm gương sáng trong việc tích cực tự học, tự bồi dưỡng, tham khảo đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Trong công tác chủ nhiệm, cô luôn nỗ lực hết sức, thường xuyên phối hợp phụ huynh học sinh thực hiện tốt phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 

Với sự cố gắng đó, cô giáo Nguyễn Thị Hoài Ninh được đánh giá là giáo viên dạy giỏi, tâm huyết với nghề, được học sinh tin yêu. Từ năm 2011 đến nay, những lớp do cô giảng dạy, liên tục có học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh. Cô giáo Nguyễn Thị Hoài Ninh được nhận nhiều Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về thành tích xuất sắc trong cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo” giai đoạn 2008 - 2018; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 - 2020; Bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo vì có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong năm học 2018 - 2019…

TheoNhanDan


Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục