Hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
Thứ sáu, 11/12/2020 | 9:55:45 Sáng
(HBĐT) - Năm 2018, tỉnh có 58,3% học sinh đăng ký dùng kết quả thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp THPT; năm 2019, tỷ lệ này là 61,8%; năm 2020 tăng lên 66,55%. Điều này cho thấy, nhận thức của phụ huynh, học sinh lớp 12 về việc chọn lựa những con đường khác nhau sau khi tốt nghiệp THPT đã có nhiều thay đổi. Học lên cao đẳng, đại học không còn là sự lựa chọn duy nhất và tối ưu. Các em đã có sự lựa chọn phù hợp với năng lực bản thân, điều kiện, hoàn cảnh mỗi gia đình, cũng như yêu cầu của phát triển KT - XH địa phương.
Tháng 11 vừa qua, Sở GD&ĐT đã tổ chức Hội thi Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp phù hợp.
Đến thăm khu vực vườn ươm cây giống của nhà trường, cô giáo Đinh Thị Thanh Tươi, Hiệu trưởng trường THPT Lạc Sơn (Lạc Sơn) cho biết: Nhà trường đã có những cây cam giống do chính học sinh ghép bán ra thị trường. Trước nhu cầu thị trường về cây giống, nhà trường đã dành một phần diện tích đất trong khuôn viên để học sinh thực hành nghề làm vườn. Nhà trường chọn lựa, giảng dạy những nội dung gần gũi, thiết thực để các em có thể giúp đỡ gia đình, hoặc sau này không học lên cao đẳng, đại học cũng có thể tìm được một công việc phù hợp, có thu nhập. Nhận thức của học sinh, phụ huynh hiện đã có nhiều thay đổi. Ngày càng nhiều học sinh chọn lựa học nghề sau khi tốt nghiệp THPT.
Thực tế cho thấy, hoạt động hướng nghiệp góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh THPT phù hợp yêu cầu phát triển KT-XH. Do đó, hiện nay, các đơn vị, nhà trường quan tâm thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong và ngoài nhà trường; đa dạng phương thức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học; đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, ngoại ngữ, tin học tỉnh và các trường phổ thông. Hình thức, phương pháp tư vấn hướng nghiệp theo hướng gắn với xu hướng phát triển KT-XH địa phương, hạn chế thuyết trình, áp đặt. Ngành Giáo dục đã triển khai thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh của địa phương; phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường THCS, PT DTNT THCS, THPT, PT DTNT THCS&THPT đào tạo kỹ năng nghề trong chương trình hướng nghiệp.
Đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Sở quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học. Xây dựng tài liệu bồi dưỡng đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo dục hướng nghiệp theo từng cấp học; bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng tư vấn, phương pháp tư vấn hiện đại với sự trợ giúp của công nghệ thông tin để có thể tư vấn cho tất cả học sinh lớp 9 và học sinh cấp THPT. Mỗi trường trung học có ít nhất 1 giáo viên kiêm nhiệm, phối hợp Đoàn thanh niên trường làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp. Ngành cũng đã huy động các nguồn lực tài chính, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường theo hướng thực học, lý thuyết gắn với thực hành và thực tiễn, phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp, phân luồng đạt hiệu quả. Các nhà trường tích cực tổ chức cho học sinh thăm quan cơ sở đào tạo; giảng dạy môn học công nghệ; tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh… Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
Năm nay, chỉ số tiếng Anh của Việt Nam tụt từ hạng 52 của năm trước xuống hạng 65, trên tổng số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu của EF.
(HBĐT) - 99,2% học sinh là người dân tộc Mường thuộc vùng kinh tế còn nhiều khó khăn; nhà trường vừa thực hiện nhiệm vụ dạy học, vừa cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất; trường hiện đang thiếu 3 giáo viên, có 3 giáo viên đang nghỉ thai sản… Khó khăn là vậy, nhưng thật đáng phấn khởi khi những năm học gần đây, trường THPT Quyết Thắng (Lạc Sơn) luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học, cũng như đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh.
(HBĐT) - Năm học 2020 - 2021 đã gần kết thúc học kỳ I. Đây là năm đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Sau 3 tháng thực hiện gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng triển khai chương trình. Những khó khăn liên quan đến việc triển khai chương trình GDPT mới ở lớp 1 chưa được tháo gỡ, ngành Giáo dục lại tiếp tục chuẩn bị cho việc triển khai chương trình GDPT mới ở lớp 2 và lớp 6, năm học 2021 - 2022.
Ngày 2-12, nhiều trường đại học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cho sinh viên nghỉ học để phòng dịch bệnh Covid-19, sau khi phát hiện các ca bệnh trong cộng đồng.