(HBĐT) - Ngày 17/12, Sở GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị trường học cho học sinh nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt.

Theo đó, các đơn vị căn cứ vào dự báo thời tiết và thực tế tại địa phương, cho học sinh nghỉ học theo đúng Quy định: Các cháu mầm non, học sinh tiểu học nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt dưới 10 độ C. Học sinh THCS nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt dưới 7 độ C.

Trong những ngày rét đậm, rét hại, căn cứ điều kiện thời tiết tại mỗi vùng, các trường chủ động điều chỉnh thời gian học buổi sáng muộn hơn so với thời gian quy định để tránh thời tiết giá rét vào thời điểm sáng sớm.

Các nhà trường có những biện pháp đảm bảo sức khỏe cho học sinh như kiểm tra tu sửa cơ sở vật chất, phòng học chống rét; tăng cường công tác truyền thông, bổ sung cơ số thuốc tại các phòng y tế; phối hợp với cha mẹ học sinh nhắc nhở con, em mặc đủ ấm khi đến trường, hạn chế các hoạt động ngoài trời. Trong những ngày rét đậm, rét hại, các trường không được yêu cầu học sinh mặc đồng phục.

Đối với những trường có tổ chức ăn bán trú, cần đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cho học sinh: đảm bảo đủ chất cho mỗi suất ăn, chế độ ăn hợp lý; cơm, thức ăn, nước uống đảm bảo nóng sốt; chỗ nghỉ trưa ấm áp; đặc biệt với các trường mầm non cần bố trí lớp học kín gió, đảm bảo ấm áp cho trẻ, có nước ấm để chăm sóc và phục vụ nhu cầu của trẻ.

Các trường cho phép học sinh nghỉ học từ 3 ngày trở lên phải báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản kèm theo Kế hoạch dạy bù để đảm bảo kế hoạch thời gian năm học; không được dạy dồn tiết hoặc rút ngắn chương trình.

Đối với các trường PTDTNT THCS; PTDTNT THCS&THPT Căn cứ vào dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và thực tế tại địa phương, các nhà trường cho phép học sinh nghỉ học theo đúng Quy định: Học sinh THCS nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt dưới 7 độ C.

Có những biện pháp đảm bảo sức khỏe cho học sinh trên lớp học cũng như tại khu nội trú như kiểm tra tu sửa cơ sở vật chất; tăng cường công tác truyền thông, bổ sung cơ số thuốc tại các phòng y tế; phối hợp với cha mẹ học sinh tăng cường áo ấm, chăn ấm cho học sinh học tập và sinh hoạt tại trường, hạn chế các hoạt động ngoài trời...


P.V

Các tin khác


Hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông

(HBĐT) - Năm 2018, tỉnh có 58,3% học sinh đăng ký dùng kết quả thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp THPT; năm 2019, tỷ lệ này là 61,8%; năm 2020 tăng lên 66,55%. Điều này cho thấy, nhận thức của phụ huynh, học sinh lớp 12 về việc chọn lựa những con đường khác nhau sau khi tốt nghiệp THPT đã có nhiều thay đổi. Học lên cao đẳng, đại học không còn là sự lựa chọn duy nhất và tối ưu. Các em đã có sự lựa chọn phù hợp với năng lực bản thân, điều kiện, hoàn cảnh mỗi gia đình, cũng như yêu cầu của phát triển KT - XH địa phương.

Mở tất cả cánh cửa để chuyển đổi số "thần tốc" trong giáo dục

Tại hội thảo "Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo", ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT công ty FPT nhắc đến "ước mơ thần tốc" trong chuyển đổi số quốc gia nói chung và trong giáo dục nói riêng.

120 lao động nông thôn được đào tạo nghề

(HBĐT) - Từ ngày 4 - 8/12, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc (Ban Dân tộc tỉnh) tổ chức bế giảng 4 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, gồm: Quý Hòa, Văn Nghĩa (Lạc Sơn); Lỗ Sơn (Tân Lạc); Thạch Yên (Cao Phong). Mỗi lớp có 30 học viên được học nghề nuôi và phòng, trị bệnh cho lợn.

Học sinh, sinh viên đừng bỏ lỡ cơ hội học IELTS cuối năm nay

Ngày nay, Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng, với thời hạn chứng chỉ là 2 năm thì nên học IELTS khi nào là thích hợp nhất? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

HĐND thành phố Hà Nội thông qua định mức hỗ trợ giáo dục mầm non

Cuối ngày 8/12, trong khuôn khổ ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, 100% số đại biểu có mặt đã bấm nút thông qua một số nghị quyết chuyên đề và một số mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục