Đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.
Để thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cần xác định nhu cầu sử dụng giáo viên mới, lập dự toán và bố trí kinh phí, thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc (nếu có), đặt hàng (hoặc đấu thầu) đào tạo giáo viên với các cơ sở đào tạo giáo viên khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương;
Bảo đảm phù hợp với kế hoạch sử dụng giáo viên sau khi tốt nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với lộ trình kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên.
Đồng thời, xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển dụng và sử dụng giáo viên theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật, bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành về định mức giáo viên đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
Đối với cơ sở đào tạo giáo viên - Cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc địa phương nhận nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho địa phương trên cơ sở phù hợp với chỉ tiêu tuyển sinh được Bộ GDĐT thông báo và nhu cầu sử dụng của địa phương, và có thể nhận đặt hàng của các địa phương khác.
Cơ sở đào tạo giáo viên nhận đặt hàng (hoặc tham gia đấu thầu) đào tạo giáo viên cho các địa phương theo chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được Bộ GDĐT thông báo.
Lãnh đạo Bộ GDĐT cho hay, Bộ sẽ công khai thông tin về tuyển sinh và đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên trên cả nước để các địa phương và người học tham khảo.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ sẽ tổ chức để các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng phần mềm dùng chung nhằm hỗ trợ các địa phương và các cơ sở đào tạo giáo viên điều phối cung - cầu cho việc tổ chức đặt hàng và nhận đặt hàng đào tạo giáo viên phù hợp với nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương và năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo giáo viên.
Đối với các bộ/ngành có cơ sở đào tạo giáo viên Chủ trì và phối hợp với Bộ GDĐT trong việc chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đào tạo trực thuộc lập dự toán và bố trí kinh phí cho việc đào tạo giáo viên của cơ sở đào tạo trực thuộc và thực hiện các nội dung khác theo quy định tại Nghị định số 116.
UBND tỉnh rà soát, nhu cầu đào tạo giáo viên
Về nội dung giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên, thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc rà soát, thống kê, nhu cầu đào tạo giáo viên, nhu cầu tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp của địa phương theo từng trình độ, cấp học, ngành học, từ đó xác định số lượng chỉ tiêu giao nhiệm vụ, đặt hàng (hoặc đấu thầu) đào tạo giáo viên cho năm tuyển sinh (bao gồm cả nhu cầu đào tạo liên thông từ giáo dục nghề nghiệp lên trình độ đại học (ĐH) và đào tạo ĐH cho người học đã có bằng tốt nghiệp ĐH, đào tạo trình độ cao đẳng (CĐ) cho người học đã có bằng tốt nghiệp CĐ theo hình thức chính quy).
UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên đối với cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc địa phương (nếu có) để đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương, trên cơ sở số lượng chỉ tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương đã báo cáo về Bộ GDĐT, đảm bảo phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo giáo viên theo chỉ tiêu đã được Bộ GDĐH thông báo và phù hợp với nhu cầu, kế hoạch sử dụng giáo viên của địa phương.
UBND cấp tỉnh tổ chức đấu thầu việc đào tạo giáo viên của địa phương với các cơ sở đào tạo giáo viên theo số lượng chỉ tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương đã báo cáo về Bộ GDĐT (trừ số lượng chỉ tiêu đã giao nhiệm vụ cho cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc nếu có và trừ số chỉ tiêu đào tạo nếu đã đặt hàng đào tạo), đảm bảo phù hợp với năng lực đào tạo của từng cơ sở đào tạo giáo viên và phù hợp với nhu cầu, kế hoạch sử dụng giáo viên của địa phương.
Việc đấu thầu và tham gia đấu thầu để đào tạo giáo viên theo nhu cầu sử dụng của các địa phương thực hiện theo quy định hiện hành.
Sinh viên cam kết làm việc theo nhu cầu sử dụng của địa phương
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các cơ sở đào tạo giáo viên hướng dẫn, thông báo tới sinh viên trúng tuyển về chỉ tiêu đào tạo được các địa phương giao nhiệm vụ, đặt hàng (hoặc đấu thầu), các thông tin khác liên quan đến việc giao nhiệm vụ, đặt hàng (hoặc đấu thầu) của địa phương để sinh viên trúng tuyển đăng ký, cam kết tham gia học tập và công tác theo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên của địa phương ngay sau khi có kết quả trúng tuyển đối với mỗi đợt tuyển sinh của cơ sở đào tạo giáo viên.
Sinh viên nộp Đơn đề nghị hưởng hỗ trợ và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên và có thể đề nghị được hưởng hỗ trợ và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt theo thứ tự nguyện vọng (ghi rõ thứ tự nguyện vọng) đối với các địa phương có nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp về làm việc tại địa phương theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển.
UBND cấp tỉnh xét chọn, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo cho sinh viên kết quả xét chọn của UBND cấp tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc nhận đơn đăng ký của sinh viên.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các thông tin liên quan đến giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên phải được công khai tại các trang thông tin điện tử của các địa phương, bộ /ngành có liên quan, cơ sở đào tạo giáo viên và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người học tham khảo, lựa chọn và cam kết tham gia học tập, công tác theo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên của địa phương.
Theo Dân trí
(HBĐT) - Ngày 28/4, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyển sinh năm học 2021 – 2022.
(HBĐT) - Để học sinh có điều kiện được tiếp cận và tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc, tại một số trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã triển khai xây dựng các góc học tập, quan tâm đầu tư xây dựng góc văn hóa truyền thống. Đây là một trong những cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần nâng cao ý thức gìn giữ và giúp học sinh cảm nhận về những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Cao Phong, hiện các trường học trên địa bàn đang triển khai chương trình học kỳ II năm học 2020 – 2021 theo đúng kế hoạch; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Để giành lại vị thế người thầy, trước hết nhà giáo phải có ý thức tự tôn, phải biết tự trang bị cho mình bản lĩnh, độ dày tầng văn hóa để ngẩng cao đầu trong xã hội còn có những điều nhiễu nhương...
Vừa qua, nhiều trường đại học công lập cũng như tư thục thông báo tăng học phí, thậm chí có trường tăng gấp đôi mức học phí so với năm ngoái. Trước những lo lắng của người học và trong bối cảnh còn ảnh hưởng dịch bệnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí của năm học 2021 - 2022 ổn định như năm ngoái.
Bắt đầu từ hôm nay, 27/4, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 và đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm. Thời gian đăng ký dự thi đến hết ngày 11/5/2021.