Nhóm ngành an ninh quốc phòng dẫn đầu về tỷ lệ chọi nguyện vọng một, xếp vị trí thứ hai là nhóm ngành báo chí và truyền thông, tiếp đó là khối ngành nghệ thuật.

Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa đưa ra số liệu thống kê nguyện vọng của 15 trên tổng số 24 nhóm ngành tuyển sinh năm 2021.

Theo đó, nhóm ngành kinh doanh và quản lý có số lượng nguyện vọng nhiều nhất với trên 1,25 triệu nguyện vọng, chiếm đến 32,77% trong tổng số trên 3,8 triệu nguyện vọng. Đây cũng là nhóm ngành có số lượng nguyện vọng 1 nhiều nhất, với trên 220.700 thí sinh đăng ký. Tuy nhiên do nhóm ngành này có số lượng chỉ tiêu lớn nhất, với gần 118.600 chỉ tiêu, nên tính theo tỷ lệ cạnh tranh nguyện vọng 1 trên chỉ tiêu, tỷ lệ chọi của nhóm ngành kinh doanh và quản lý là 1,86, xếp thứ 6 trong số các nhóm ngành được công bố.

Thống kê cũng cho thấy trong số trên 1,25 triệu nguyện vọng của nhóm ngành kinh doanh và quản lý có đến trên 1 triệu là từ nguyện vọng hai trở lên. Số nguyện vọng 1 chỉ chiếm 17,6% tổng số nguyện vọng.

Các nhóm ngành có tỷ lệ phần trăm nguyện vọng một trên tổng chỉ tiêu cao nhất.

Nhóm ngành có tỷ lệ cạnh tranh nguyện vọng một cao nhất là an ninh, quốc phòng với 35.596 thí sính đăng ký xét tuyển nguyện vọng một, gấp gần 5,67 lần so với tổng 6.280 chỉ tiêu.

Xếp vị trí thứ hai là nhóm ngành báo chí và thông tin với gần 2.400 nguyện vọng một trên tổng số hơn 6.500 chỉ tiêu, đạt tỷ lệ chọi 3,11.

Tiếp đó là các nhóm ngành nghệ thuật; du lịch, khách sạn và dịch vụ cá nhân; nhóm ngành khoa học xã hội và hành vi.


Tương quan chỉ tiêu và nguyện vọng một của ba nhóm ngành có số lượng nguyện vọng một thấp hơn chỉ tiêu.

Thống kê cũng cho thấy có ba nhóm ngành có số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 thấp hơn chỉ tiêu. Ngành thú y có 3.100 chỉ tiêu nhưng chỉ có 2.371 nguyện vọng một. Ngành khoa học sự sống có 5.938 chỉ tiêu nhưng chỉ có 1.552 nguyện vọng một. Thấp nhất là ngành khoa học tự nhiên, có 4.525 chỉ tiêu nhưng chỉ có 912 thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1./.


Theo TTXVN


Các tin khác

Không có hình ảnh

Không tổ chức lễ tổng kết năm học, họp phụ huynh cuối năm học theo hình thức tập trung

(HBĐT) - Ngày 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Công văn số 1036/SGDĐT-TrH-CTTT về việc hoàn thành chương trình, kết thúc năm học 2020 - 2021 và triển khai ôn tập đối với học sinh lớp 9 lớp 12.

Chuẩn bị phương án kiểm tra bằng hình thức trực tuyến hoặc giao đề kiểm tra trực tiếp tại nhà

(HBĐT) - Ngày 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Công văn số 1032/SGDĐT-TH về việc hoàn thành nội dung chương trình và kết thúc năm học 2020 - 2021 đối với cấp tiểu học.

Ứng phó dịch COVID-19, sinh viên "làm quen" với báo cáo khoa học, bảo vệ khoá luận trực tuyến

Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học, vừa qua, sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội thực hiện bảo vệ khoá luận, báo cáo khoa học theo hình thức trực tuyến.

Tổng kết 5 năm thực hiện việc “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”

(HBĐT) - Sáng 11/5, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”.

Nhiều địa phương cho học sinh tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch

Ngày 10/5, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều tỉnh, thành phố đã cho học sinh tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch.

Ngày 11/5 là hết hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tiếp

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hết ngày 11/5, thí sinh phải hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học bằng hình thức trực tiếp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục