Chỉ còn vài ngày nữa là đợt 1 của Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) sẽ diễn ra ở các địa phương trong cả nước.



Học sinh ngồi giãn cách tại khu vực điền thông tin cá nhân trước khi vào lấy mẫu tại điểm Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1) ngày 3/7/2021. Ảnh: Thu Hương/TTXVN

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến căng thẳng ở nhiều tỉnh, thành, công tác chuẩn bị cho kỳ thi với phương châm bảo đảm an toàn phòng dịch, nghiêm túc, đúng quy chế và chất lượng đã được các địa phương triển khai nghiêm túc.

Đối với mỗi thí sinh, việc giữ gìn sức khỏe, chấp hành nghiêm các biện pháp phòng dịch, khuyến cáo của ngành y tế, vững vàng tâm lý, tự tin bước vào kỳ thi là những điều quan trọng cần lưu ý thực hiện trong những ngày này.

Chị Nguyễn Thị Kim Tuyến, mẹ của một học sinh lớp 12 Trường THPT Gia Định (TP Hồ Chí Minh) cho biết, đưa con đến điểm lấy mẫu tầm soát SARS-CoV-2  trước kỳ thi, chị khá yên tâm vì thấy công tác tổ chức tại địa điểm lấy mẫu rất chu đáo, khoa học, đảm bảo an toàn phòng dịch. Đại diện Ban Giám hiệu trường và giáo viên chủ nhiệm liên tục nhắn tin nhắc nhở, hướng dẫn, động viên các con ôn tập, giữ sức khỏe. Bản thân người con của chị đã có ý thức phòng bệnh, tự giác thực hiện việc mang khẩu trang, mũ chống giọt bắn khi phải đi ra ngoài.

Còn chị Nguyễn Thị Vân, mẹ của một học sinh lớp 12 Trường THPT Thanh Đa (TP Hồ Chí Minh) chia sẻ, tình hình dịch bệnh tại thành phố còn rất phức tạp nhưng chị vẫn yên tâm để con dự thi trong đợt 1 bởi tin tưởng vào phương án tổ chức thi vào mùa dịch của cơ quan chức năng. 


Lấy mẫu xét nghiệm cho học sinh tại điểm Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1) ngày 3/7/2021. Ảnh: Thu Hương/TTXVN

Các giáo viên cho rẳng thời điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT đã cận kề, tại một số địa phương dịch bệnh lại diễn biến khó lường nên các thí sinh rất dễ có tâm lý căng thắng, lo âu. Phụ huynh nên động viên, nhắc nhở con em mình thực hiện đúng khuyến cáo của ngành y tế về các biện pháp phòng bệnh, ở nhà nghỉ ngơi, ôn bài kết hợp thư giãn để tự tin bước vào kỳ thi.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, lưu ý các thí sinh trên địa bàn đang là "điểm nóng” của dịch COVID-19: Sau khi đươc xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 thì các thí sinh nên hạn chế tiếp xúc, hạn chế ra ngoài, luôn ở nhà để giữ gìn sức khỏe và chuẩn bị chu đáo cho ngày thi.  

Còn theo Tiến sỹ tâm lý Đào Lê Hòa An, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, tại một số nơi dịch bệnh còn phức tạp, các thí sinh thay vì lo lắng thì nên yên tâm vì ngành giáo dục, y tế đang nỗ lực và chuẩn bị những điều kiện chu đáo nhất để đảm bảo an toàn cho thí sinh trong kỳ thi. Các em nên tập trung cao nhất cho sự chuẩn bị về sức khỏe, tinh thần, tạo tâm thế thoải mái khi bước vào kỳ thi. Sự cổ vũ, động viên của phụ huynh và thầy cô trong lúc này cũng  sẽ tiếp thêm năng lượng tích cực cho mỗi thí sinh trong kỳ thi ở thời điểm có phần đặc biệt này.


Hoàn tất khâu lấy mẫu tại điểm trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1) học sinh được cấp phiếu xác nhận ngày 3/7/2021. Ảnh: Thu Hương/TTXVN

Cũng theo Tiến sỹ Đào Lê Hòa An, trong thời đại công nghệ thông tin, một số thí sinh trước kỳ thi đã tiếp cận và tin theo những thông tin ”nhiễu”, không chính xác, những lời đồn đại trên mạng xã hội liên quan đến nội dung đề thi. Sau đó, các em lo âu và đến sát ngày thi vẫn dồn hết tâm trí để ôn bài theo... lời đồn, dẫn đến hậu quả là khi bước vào phòng thi thì mệt mỏi do thiếu ngủ hay có tâm lý chán nản do ôn "lệch tủ” khi làm bài.

Ôn bài một cách khoa học và nghỉ ngơi hợp lý trước ngày diễn ra kỳ thi, tỉnh táo, bình tĩnh trong tiếp nhận thông tin là điều cần thiết để các thí sinh tự tin, thoải mái tâm lý bước vào kỳ thi.


Theo TTXVN

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục