(HBĐT) - Toàn huyện Lạc Thủy hiện có 38 trường học, đến nay, đã có 28 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm tỷ lệ 73,68% tổng số trường học trên địa bàn), bao gồm 14 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 2 trường THCS, 7 trường TH&THCS, 3 trường THPT.
Cùng với nỗ lực duy trì ổn định quy mô trường lớp, ngành GD&ĐT huyện
tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học. Kết quả đến nay, toàn
huyện có 525 phòng học kiên cố (chiếm tỷ lệ 91,9%), chỉ còn 1,9% số phòng học
tạm và 6,1% số phòng học bán kiên cố.
Về nỗ lực nâng cao chất lượng
GD&ĐT, huyện Lạc Thủy đang triển khai đồng bộ các biện pháp, trong đó, chú
trọng thực hiện tốt công tác phổ cập giáo
dục mầm non, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Hiện, 10/10 xã, thị trấn đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục xoá mù chữ mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo
dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập
giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 3. Đây
là kết quả đáng ghi nhận, tạo nền tảng giúp huyện tiếp tục thực hiện lộ trình
đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
P.V
(HBĐT) - "Tính đến thời điểm ngày 31/7/2021, không có thí sinh trên địa bàn tỉnh đăng ký dự thi, do đó, Sở GD&ĐT Hòa Bình không tổ chức thi đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021".
Tối 2/8, Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được thông tin chính thức từ Nhật Bản về kết quả dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2021 của đội tuyển quốc gia Việt Nam. Theo đó, cả 4 thí sinh dự thi đều đoạt giải, gồm: 3 Huy chương vàng và 1 Huy chương bạc.
(HBĐT) - Năm nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tạo nhiều áp lực cho quá trình ôn thi và tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Vượt qua những thách thức, ngành GD&ĐT đã chủ trì tổ chức thành công kỳ thi quan trọng này với tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 97,49% (cao hơn mức 95,15% của năm 2020), số điểm trung bình đạt 5,92 điểm (tăng 0,2 điểm so với năm 2020). Trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình, đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT khẳng định: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trên địa bàn tỉnh được tổ chức an toàn, nghiêm túc, chất lượng, cho thấy quyết tâm của ngành GD&ĐT cũng như sự vào cuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Hà Nội đang trong những ngày thực hiện Chỉ thị số 17 giãn cách xã hội để phòng chống COVID-19. Nhiều sinh viên, lưu học sinh ở ký túc xá không kịp về quê, không việc làm... Hiểu được điều này, một số trường đại học đã kịp thời hỗ trợ lương thực, chi phí để giúp sinh viên vượt qua thời điểm khó khăn.
(HBĐT) - Thầy giáo Võ Nguyên Giáp Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết tới qua các trận chiến, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thế giới đánh giá ông là "một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của mọi thời đại”. Nhưng trước khi trở thành một vị tướng gắn liền với trận mạc, Võ Nguyên Giáp là một thầy giáo. Sinh thời, một trong những câu nói nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đó là: "Nếu không có chiến tranh, tôi sẽ vẫn là một thầy giáo”.
(HBĐT) - "Trường nằm ở địa bàn xã vùng sâu, vùng xa của huyện Đà Bắc. Điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học. Trong nhiều năm qua, Ban giám hiệu (BGH) nhà trường xác định cần có những đổi mới mang tính đột phá trong công tác quản lý, tổ chức giảng dạy để nâng cao chất lượng. Trong đó, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm được nhà trường triển khai có hiệu quả” - thầy Xa Văn Chệ, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.