Theo Bộ GD-ĐT, địa bàn có cấp độ dịch Covid-19 ở mức độ 1 và 2 cần tổ chức cho học sinh học trực tiếp; cấp độ 3 có thể kết hợp cả 2 hình thức… Vậy, các địa phương nói gì về hướng dẫn này?
Ngày 19.10, sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT ban hành Công văn số 4726 gửi UBND các tỉnh, TP về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếptại các cơ sở giáo dục.
Học sinh tỉnh Bắc Ninh đến trường học trực tiếp
Địa bàn ở cấp độ 3 kết hợp dạy trực tiếp, trực tuyến
Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, TP khẩn trương chỉ đạo rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh (HS) đến lớphọc trực tiếp, đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục; ưu tiên tiêm đủ liều vắc xin cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phục vụ. Các trường học được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung cần sẵn sàng đón HS đi học trở lại…
Văn bản của Bộ nêu: "Căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp xã, huyện, tỉnh để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp, theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch thì cho HS trở lại trường”.
Trong đó, đối với các địa bàn cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình), tổ chức dạy học trực tiếp; sẵn sàng chuyển sang các hình thức khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Đối với các địa bàn cấp độ 3 (nguy cơ cao), tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến, trên truyền hình. Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp; với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Đối với địa bàn cấp độ 4 (nguy cơ rất cao), Bộ GD-ĐT đề nghị địa phương quyết định tổ chức hình thức cho nghỉ học, hoặc dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học... Với cấp học mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, HS học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp; phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn HS học trực tuyến, học qua truyền hình; có phương án chuyển tài liệu học tập đến những HS còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến, học qua truyền hình.
UBND các tỉnh, TP hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm trên địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu bảo đảm an toàn phòng chống dịch. Ở những địa bàn cấp độ 3, cấp độ 4 thì tổ chức dạy học trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến tùy theo phương án được UBND cấp tỉnh chấp thuận.
Công văn kèm theo 2 phụ lục hướng dẫn cụ thể về yêu cầu đối với cơ sở giáo dục trước khi đến trường, khi HS đến trường, khi HS kết thúc buổi học.
Địa phương cấp độ 1, 2 chưa cho học sinh đi học nói gì ?
Sáng 19.10, Sở Y tế Hà Nội công bố: Tổng số xã phường cấp độ 1 (vùng màu xanh) của TP là 343. Tổng số xã, phường cấp độ 2 (vùng màu vàng) là 236. Tổng số xã, phường vùng 3 và vùng 4 là 0. Như vậy, theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT thì Hà Nội có 100% số xã, phường đủ điều kiện cho HS đi học trực tiếp.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết sau khi có hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Sở sẽ xây dựng phương án cho HS trở lại trường để trình UBND TP. Ông Tiến cũng cho hay Sở GD-ĐT rất mong HS trở lại trường, nơi nào an toàn, nơi đó HS được đến trường.
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, tỷ lệ đã tiêm 1 mũi vắc xin phòng Covid-19 của cán bộ, giáo viên, nhân viên trên toàn TP đạt trên 95,5% (tiêm mũi 2 đạt 60%). Sở GD-ĐT đã xây dựng xong dự thảo hướng dẫn về công tác phòng chống dịch Covid-19 khi HS quay trở lại trường học trong điều kiện bình thường mới.
Học sinh Hà Nội hiện vẫn đang học trực tuyến
Tỉnh Hưng Yên đến thời điểm này dù đợt dịch thứ 4 không có các ca bệnh và ổ dịch trong cộng đồng, nhưng Sở Y tế tỉnh đánh giá mức độ dịch của toàn tỉnh ở cấp độ 2, do tỷ lệ tiêm vắc xin còn thấp. Đây cũng là tỉnh chưa cho HS học trực tiếp từ đầu năm học đến nay (trừ lớp 1).
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Phê, Giám đốc Sở GD-ĐT Hưng Yên, cho biết sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và chờ chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh, Sở sẽ xây dựng phương án cho HS trở lại trường theo cấp xã, huyện chứ không áp dụng đồng loạt trên toàn tỉnh. "Tinh thần là ngay trong tháng 10, địa bàn nào, trường học nào đảm bảo an toàn, giáo viên được tiêm vắc xin nhiều sẽ tổ chức dạy học trực tiếp”, ông Phê khẳng định.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, sau khi Bộ ban hành hướng dẫn, các địa phương nên căn cứ vào đó để thực hiện thống nhất, tránh trường hợp mỗi nơi đặt ra một quy định khác nhau.
Theo tiến sĩ Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, khi chiến lược phòng chống dịch đã chuyển sang giai đoạn mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, có nhiều vấn đề được đặt ra. Trong đó, mở cửa lại trường học an toàn và sớm nhất có thể hiện là vấn đề quan tâm nhất của toàn xã hội. Vì vậy, khi Bộ GD-ĐT phối hợp Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn thì đây là căn cứ thống nhất để UBND các tỉnh, TP ra quyết định mở cửa lại trường học…
Ông Phạm Đỗ Nhật Tiến góp ý cùng với việc bảo đảm an toàn khi mở lại cửa trường học, cần có chính sách khắc phục ngay khoảng cách học tập từ hai góc độ. Một là, nhận dạng và đánh giá sự thiếu hụt học tập trong HS, sinh viên để có giải pháp khắc phục ngay khi HS quay lại trường, đặc biệt đối với nhóm dễ bị tổn thương. Hai là, lường trước số lượng và tỷ lệ HS bỏ học do Covid-19 để có giải pháp thiết thực khuyến khích các em quay lại trường.
Theo Báo Thanh niên
UBND TP Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho UBND huyện Cần Giờ tổ chức thí điểm dạy học trực tiếp đối với một số khối lớp thuộc trường Tiểu học Thạnh An và Trường THCS - THPT Thạnh An, nằm trên địa bàn xã đảo Thạnh An.
(HBĐT) - Với phương châm đồng hành cùng học sinh nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó đến trường, tại trường TH&THCS Định Cư, Công an xã Định Cư (Lạc Sơn) vừa ra mắt mô hình "Công an xã đồng hành cùng học sinh nghèo hiếu học".
(HBĐT) - Ngày 12/10, tại TP Hòa Bình, tổ chức Helvetas phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) tổ chức Khai giảng Chương trình đào tạo giảng viên nguồn về chính sách đất đai, hòa giải ở cơ sở trong lĩnh vực đất đai và đóng góp xây dựng chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
(HBĐT) - Bước vào năm học 2021 - 2022, niềm vui đầu tiên của thầy và trò trường TH&THCS Nhuận Trạch (Lương Sơn) là được đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, giai đoạn 2020 - 2025.
(HBĐT) - Chiều 7/10, tại huyện Mai Châu, Sở GD&ĐT phối hợp tổ chức trực tuyến lễ bàn giao 300 máy tính xách tay do Qualcomm tài trợ thông qua tổ chức The Dariu Foundation.
(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có 13/17 xã, thị trấn thuộc vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đến nay, toàn huyện mới có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), riêng tiêu chí số 5 về trường học mới có 5/16 xã hoàn thành. Cùng với đó là rất nhiều thách thức đòi hỏi địa phương phải nỗ lực tìm giải pháp để vừa tháo gỡ khó khăn, vừa tạo thêm động lực cho lộ trình nâng cao chất lượng giáo dục.