Chiều 8/2, tại Hà Nội, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội có buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cùng dự, có đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn phát biểu ý kiến tại buổi làm việc. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Trần Thanh Mẫn ghi nhận, biểu dương về những thành tựu trong năm học vừa qua của toàn ngành Giáo dục. Đồng chí nhấn mạnh, vai trò của giáo dục được đặc biệt coi trọng và là ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay là trách nhiệm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, thời gian qua, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: việc dạy và học trực tuyến gặp nhiều khó khăn; việc thi, kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp thực tế hiện nay; vấn đề công bằng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền, giữa các nhóm học sinh. Chất lượng đội ngũ, chất lượng sách giáo khoa; tiến độ chuyển đổi số để nâng cao chất lượng dạy học; vấn đề an toàn cho học sinh trên môi trường mạng; sức khỏe tâm thần của học sinh khi học trực tuyến. Đầu tư cho giáo dục chưa theo kịp yêu cầu phát triển…
Để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng chí Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Đồng chí lưu ý, cần đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài. Đặc biệt, chú ý phát hiện, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhân tài cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các tiêu cực trong giáo dục và đào tạo. Hoàn thiện và thực hiện ổn định các phương thức đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo.
Đồng thời, gắn kết chặt chẽ giáo dục và đào tạo với nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động.
Theo Báo Nhân Dân
Theo kế hoạch đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, từ ngày 8/2, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 các địa bàn có mức độ dịch cấp độ 1, 2 sẽ tới trường học trực tiếp. Hiện công tác chuẩn bị đón học sinh đã được các trường học cơ bản hoàn tất. Nhiều phụ huynh và học sinh cũng phấn khởi, háo hức cho ngày trở lại trường.
Ngày 7/2, học sinh từ khối 7 đến khối 12 của TP Hồ Chí Minh trở lại trường học trực tiếp. Song song đó, các trường tiếp tục lên kế hoạch chuẩn bị đón học sinh Mầm non và các khối còn lại. Dự kiến đến ngày 14/2, khoảng 1,7 triệu học sinh tất cả các cấp trở lại trường học tập bình thường.
(HBĐT) - Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình vừa ban hành Công văn số 74/PGD&ĐT, ngày 6/2/2022 về việc tổ chức thực hiện các hình thức dạy học cho học sinh trên địa bàn thành phố, áp dụng từ ngày 7/2/2022, tức ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Ngày 5/2, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng ký Văn bản số 320/UBND-KGVX gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã về việc cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 18 huyện, thị xã trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa có hướng dẫn cho học sinh Tiểu học trên địa bàn đi học trực tiếp trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Ngày 5/2, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký Văn bản số 320/UBND-KGVX gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã về việc cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 18 huyện, thị xã trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19.