Năm học 2022-2023 là năm thứ ba thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, cũng là năm đầu áp dụng cho lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Vấn đề cấp thiết hiện nay trong quá trình triển khai là thiếu giáo viên đang gây áp lực lớn cho ngành giáo dục các địa phương.


Tập huấn trực tuyến chương trình sách giáo khoa mới cho giáo viên Trường trung học cơ sở Thăng Long, quận Ba Đình, TP Hà Nội. (Ảnh: NGUYỄN HẠNH)

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La Nguyễn Văn Chiến cho biết, hai năm qua, địa phương đã cố gắng tuyển mới giáo viên nhưng có rất ít hồ sơ nộp vào, khi phỏng vấn chỉ còn vài ba người. 

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã làm việc với Trường đại học Tây Bắc về đào tạo và cung ứng nhân lực cho địa phương, tuy nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch cho biết: Việc sáp nhập các trường dẫn đến một số cơ sở giáo dục có quy mô lớn sẽ không phù hợp điều lệ của trường, không bảo đảm các tiêu chí công nhận trường chuẩn quốc gia... Mặt khác, cơ sở vật chất của nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu; số lượng phòng học cho cấp tiểu học còn thiếu, không bảo đảm 1 lớp/1 phòng. 

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, khó khăn về cơ sở vật chất cũng xảy ra ở các thành phố lớn. Tại TP Cần Thơ, cấp tiểu học còn thiếu 39 giáo viên dạy môn Tin học và 36 giáo viên tiếng Anh; cấp THCS chưa có nguồn tuyển giáo viên ngoại ngữ 2; cấp THPT chưa có giáo viên phụ trách dạy Âm nhạc, Mỹ thuật. 

Tại TP Đà Nẵng, giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên của cấp THCS chưa được bồi dưỡng kịp thời để bảo đảm theo yêu cầu chương trình mới; việc tuyển dụng giáo viên văn hóa gặp nhiều khó khăn do số lượng đào tạo của các trường sư phạm hằng năm chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của địa phương. Ngoài ra, do sĩ số học sinh tăng nhanh, một số trường tiểu học phải sử dụng phòng chức năng làm phòng học để bảo đảm việc học hai buổi/ngày; thiết bị dạy học các cấp chưa đáp ứng đầy đủ theo danh mục thiết bị phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Trước những khó khăn khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, ngành giáo dục đã tìm các giải pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động đến chất lượng dạy học. Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Vũ Minh Đức cho biết: Thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai một số giải pháp để các địa phương khắc phục từng bước việc thừa, thiếu giáo viên. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động làm việc với Bộ Nội vụ thống nhất bổ sung biên chế giáo viên còn thiếu đối với ngành theo lộ trình. Trước mắt, ngành giáo dục và đào tạo đề xuất các cấp có thẩm quyền bổ sung 27.850 giáo viên cho năm học mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Trường đại học Sư phạm Hà Nội nghiên cứu và đã nghiệm thu đề tài cấp quốc gia "Nghiên cứu dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035”, phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới trường sư phạm, nâng cao chất lượng đào tạo trong các nhà trường sư phạm, đáp ứng nhu cầu xã hội. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh xã hội hóa, tranh thủ nguồn lực ở các trung tâm ngoại ngữ, tin học để hạn chế tăng biên chế, sử dụng ngân sách nhà nước.

Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông diễn ra nhanh, phạm vi rộng và trong bối cảnh chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, dẫn tới nguồn nhân lực biến động, thay đổi nhiều… 

Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực làm việc với các cấp có thẩm quyền để có được chỉ tiêu; rà soát các chính sách, cơ chế để tháo gỡ vướng mắc cho tuyển dụng giáo viên. Bộ cũng sẽ chỉ đạo các trường sư phạm trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên… 

Về phía các tỉnh, thành phố, quan tâm, vận dụng tối đa và tổng hợp các biện pháp, từ đó có chỉ tiêu tuyển thêm, sử dụng ngân sách địa phương cho hợp đồng, bố trí dạy liên trường… để bảo đảm có giáo viên dạy các môn học trong chương trình mới. Riêng về việc mua sắm thiết bị dạy học, các đơn vị chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu làm việc với Bộ Tài chính để lên một khung giá thiết bị trong danh mục trang thiết bị mà Bộ quy định.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


"Nhìn" thực lực bản thân khi chọn ngành học

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: "Ngành nào cũng vô cùng cần thiết với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Thí sinh không quá nặng nề việc bạn bè lựa chọn cái gì mà nên nhìn thực lực bên trong bản thân. Các em sẽ cần trả lời câu hỏi là: Sẽ làm gì trong tương lai với nghề nghiệp đã lựa chọn?”.

Thi vẽ tranh “Thiếu nhi TP Hòa Bình vui khỏe an toàn tiến bước lên Đoàn”

(HBĐT) - Ngày 17/4, Thành Đoàn, Trung tâm HĐTTN tỉnh, Phòng GD&ĐT TP Hòa Bình phối hợp tổ chức cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi với chủ đề "Thiếu nhi TP Hòa Bình vui khỏe an toàn tiến bước lên Đoàn”.

67 học sinh tham dự vòng thi đặc biệt cuộc thi “Vì Hòa Bình giỏi Tiếng Anh”

(HBĐT) - Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức vòng thi đặc biệt cuộc thi "Vì Hòa Bình giỏi Tiếng Anh” cấp Tiểu học (TH) năm học 2021 – 2022. Đây là cuộc thi tiếng Anh đầu tiên được tổ chức dành riêng cho học sinh khối lớp 3, 4, 5 trên địa bàn toàn tỉnh, với sự tham gia tài trợ của Công ty Cổ phần Giáo dục Educa Corporation, tổng giá trị giải thưởng lên đến 800 triệu đồng.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ: “Hướng nghiệp tận tâm – Gen Z chọn đúng”

(HBĐT) - Đó là chủ đề chương trình Hướng nghiệp Gen Z vừa được Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ phối hợp với Trung tâm Tư vấn LMF (trực thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) tổ chức vào chiều 14/4. Chương trình đặc biệt dành cho học sinh khối 12 của trường – thế hệ Gen Z đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề, rất cần định hướng để có lựa chọn phù hợp với bản thân, giúp các em vững bước vào cuộc sống.

Qualcomm tiếp tục tài trợ máy tính xách tay cho học sinh Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 13/4, tại trường THCS Kim Đồng (Tân Lạc), Sở GD&ĐT phối hợp tổ chức lễ bàn giao máy tính do Qualcomm tài trợ cho tỉnh Hòa Bình thông qua tổ chức The Dariu Foundation. Dự buổi lễ, về phía tỉnh Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT. Về phía nhà tài trợ có các ông: Lew Sze Thai, Phó Chủ tịch Tập đoàn Qualcomm, kiêm Chủ tịch Qualcomm Đài Loan, Đông Nam Á, Australia và New Zealand; cùng các đại diện đến từ tập đoàn Qualcomm; Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc Quỹ Dariu; cùng các đại diện đến từ Quỹ Dariu và tổ chức The Dariu Foundation.

Tổng kết Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp THPT tỉnh Hòa Bình, năm học 2021 - 2022

(HBĐT) - Ngày 8/4, tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết, trao giải Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp THPT tỉnh, năm học 2021 - 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục