Giáo dục nghề nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cung cấp nguồn lao động có tay nghề cao, góp phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng GDP cho đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam hiện có 98 triệu dân, 55 triệu lao động nhưng chỉ 64,5% qua đào tạo, trong đó 24,5% có bằng cấp chứng chỉ.


Các trường cao đẳng, trung cấp đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh. Ảnh: TTXVN.

Liên quan đến công tác giáo dục nghề nghiệp, ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2239 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, mục tiêu của Chiến lược là phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.

Đến năm 2045, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của một nước phát triển; trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.

Theo báo cáo từ Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, Việt Nam hiện có 98 triệu dân, 55 triệu lao động nhưng chỉ 64,5% qua đào tạo, trong đó 24,5% có bằng cấp chứng chỉ; tuyển sinh trong giáo dục nghề nghiệp chỉ đạt khoảng 2,2 triệu người/năm, còn quá thấp so với nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề đặc biệt là kỹ năng nghề cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Theo các chuyên gia lao động, hiện nay kỹ thuật, kỹ năng hành vi và các kỹ năng mềm khác của lao động Việt Nam còn yếu. Năng lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế; các điều kiện đảm bảo chất lượng còn thấp. Bên cạnh đó, theo phản ánh của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn than khó trong công tác giáo dục văn hóa cho học sinh trường nghề.

Trong bối cảnh bình thường mới, hiện giáo dục nghề nghiệp gặp nhiều thách thức, nhất là khi các trường đại học đang mở cửa đón thí sinh; các cụm, tuyến khu công nghiệp phát triển, thu hút lực lượng lao động trẻ đến làm việc mà chưa qua đào tạo nghề; việc sắp xếp, sáp nhập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chính sách… ảnh hưởng đến công tác giáo dục nghề nghiệp.

Do đó, theo các trường cao đẳng, trung cấp, cần có sự liên kết đào tạo nghề giữa các địa phương; tăng cường công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, tổ chức phân luồng học sinh bậc THCS, tăng ngân sách dành cho giáo dục nghề nghiệp, tổ chức các hội thảo về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, thậm chí các tỉnh cần thành lập Hội đồng giáo dục nghề nghiệp để tham mưu lãnh đạo tỉnh thực hiện tốt công tác giáo dục nghề nghiệp.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, giai đoạn tới, giáo dục nghề nghiệp vừa phải đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm; vừa đào tạo phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động (đặc biệt là ở nông thôn), vừa đào tạo lại cho người lao động trong doanh nghiệp để thích ứng với sự thay đổi, dưới tác động của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW

(HBĐT) - Huyện ủy Lạc Sơn vừa tổ chức hội nghị tổng kết 10 thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Tự hào mái trường khắc ghi lời Bác Hồ dạy

(HBĐT) - Khi tìm hiểu về truyền thống của nhà trường, các em học sinh cảm thấy may mắn và tự hào được học tập, rèn luyện, trưởng thành tại đây - ngôi trường anh hùng đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và là ngôi trường duy nhất trong cả nước được Người lưu lại bút tích. Bút tích đó như kim chỉ nam cho tư tưởng và hành động trong suốt quá trình xây dựng và phát triển "Fải: Học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”.

Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi quốc gia năm học 2022 - 2023

(HBĐT) - Chiều 18/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi quốc gia năm học 2022 - 2023. Tới dự, chúc mừng thành tích của các em có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Gấp rút chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh vào lớp 10

(HBĐT) - Trong 3 ngày 6 - 8/6 tới, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức 1 đợt thi duy nhất để tuyển sinh vào lớp 10 (năm học 2023 - 2024) các trường THPT công lập. Vì chỉ tổ chức 1 đợt thi (thay vì 2 đợt như trước đây) nên những thông tin liên quan đến kỳ thi quan trọng này thu hút sự quan tâm đặc biệt của học sinh và phụ huynh. Đến thời điểm này, các trường THPT trong tỉnh đã công khai kế hoạch tuyển sinh; đồng thời tăng cường tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh có lựa chọn phù hợp khi đăng ký dự tuyển vào trường.

Tuyển sinh vào lớp 10 các trường phổ thông dân tộc nội trú năm học 2023 - 2024 - những điểm cần lưu ý

(HBĐT) - Điều chỉnh đối tượng tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú (PT DTNT) THPT năm học 2023 - 2024; chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường PT DTNT trên địa bàn tỉnh; việc tổ chức thi tuyển và nhận đăng ký xét tuyển như thế nào?... Đó là những thông tin cần lưu ý, đặc biệt, có những điểm mới so với các kỳ tuyển sinh năm học trước nên học sinh và phụ huynh học sinh cần cập nhật kịp thời để có sự lựa chọn phù hợp.

Thống nhất công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

(HBĐT) - Ngày 17/5, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục