Không ít thí sinh khi đăng ký nguyện vọng vào ĐH chỉ quan tâm đến trường và ngành học mà quên đi một tiêu chí cũng quan trọng không kém: Học phí.

Học phí tăng mạnh

Năm học 2022 - 2023, theo thông báo của nhiều trường đại học (ĐH), học phí sẽ tăng mạnh so với năm học trước.

Chẳng hạn, Trường ĐH Y Hà Nội học phí của các ngành y khoa, y học cổ truyền, y học dự phòng, răng hàm mặt là 2,45 triệu đồng/tháng (24,5 triệu đồng/năm học), tăng 71% so với mức học phí năm ngoái là 1,43 triệu đồng/tháng. Trường ĐH Y Dược TP.HCM cũng có mức tăng mạnh: Y khoa là 74,8 triệu đồng/năm so với năm ngoái là 68 triệu đồng và răng hàm mặt là 77 triệu đồng/năm trong khi năm trước là 70 triệu đồng.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, mức học phí sẽ được điều chỉnh lên 31,25 triệu đồng/năm trong khi năm học 2021 - 2022 là 20,5 triệu đồng/năm. Trường ĐH Luật TP.HCM, năm học 2021 - 2022 học phí hệ đại trà từ 18 - 36 triệu đồng/năm tùy ngành nhưng năm học tới, học phí hệ này sẽ tăng lên từ 31,25 - 39 triệu đồng/năm; riêng hệ chất lượng cao, ngành quản trị luật có học phí tăng hơn 24,6 triệu đồng so với năm học trước. Trường ĐH Luật Hà Nội từ năm học 2022 - 2023 học phí hệ đại trà là 572.000 đồng/tín chỉ (khoảng 20 triệu đồng/năm) trong khi năm học trước là 280.000 đồng/tín chỉ.


Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH bằng phương thức điểm học bạ. ĐÀO NGỌC THẠCH

Trường ĐH Tây Nguyên cũng đã có thông báo về mức học phí năm học 2022 - 2023, trong đó nhóm các ngành khoa nông lâm nghiệp, chăn nuôi thú y tăng từ 280.000 đồng/tín chỉ lên 380.000 đồng/tín chỉ; ngành y đa khoa tăng từ 400.000 đồng/tín chỉ lên 680.000 đồng/tín chỉ. Như vậy, học phí của sinh viên Trường ĐH Tây Nguyên năm học 2021 - 2022 là từ 9 - 12 triệu đồng/năm tùy từng ngành học thì năm học 2022 - 2023 là từ 11,5 - 23 triệu đồng/năm.

Học trả nợ môn, chi phí còn nhiều hơn nữa

Trong thực tế, chỉ có số tiền học phí/tín chỉ là cố định theo năm học, còn tổng số học phí/học kỳ hay học phí/năm học của các trường chỉ là ước tính.

Cùng một lớp học nhưng số tiền học phí mà mỗi sinh viên (SV) cần đóng trong một học kỳ không hề giống nhau vì tùy thuộc kết quả học của SV. Số học phí ước tính đó là dành cho các SV không bị nợ môn phải học lại.

Nhiều SV bị rơi vào hoàn cảnh phải học lại để trả nợ môn, nhưng không phải số tiền SV A và SV B phải nộp đều giống nhau, bởi lẽ nếu không may SV A bị nợ môn học mà các khóa sau không còn học nữa (do thay đổi chương trình đào tạo) thì A phải mở lớp nhu cầu và đóng tiền cho 20 SV mới được mở lớp. Trong khi đó, nếu SV B nợ môn nhưng B học môn học đó chung với lớp khóa sau thì số tiền phải đóng ít hơn 19 lần so với A.

Lấy ví dụ cụ thể: A nợ 1 môn học 2 tín chỉ và phải học một mình nên cần đóng: 380.000 đồng/tín chỉ x 2 tín chỉ x 20 SV = 15.200.000 đồng. Trong khi đó do B cũng nợ 1 môn học 2 tín chỉ nhưng được học ghép nên chỉ đóng 380.000 đồng/tín chỉ x 2 tín chỉ = 760.000 đồng. Trong khi đó, chương trình đào tạo của các trường đều liên tục có sự điều chỉnh, thay đổi nên có những môn học sau khoảng vài năm đã không còn dạy nữa hoặc vẫn còn dạy nhưng đã giảm số lượng tín chỉ. Nếu môn học cũ được đánh giá là tương đương với môn học mới (về nội dung, số tiết học) thì SV có quyền chuyển sang trả nợ bằng môn mới và được học ghép với lớp khóa sau; nhưng nếu không tương đương thì học phí sẽ là "bài học đau thương” giống như SV A kể trên.


Theo Báo Thanh niên

Các tin khác


Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục