Ngày 7/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã chủ trì họp trực tuyến với các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc giám sát thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018).


Giờ học môn tiếng Anh của học sinh lớp 3 tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mường Tè, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Ảnh minh họa: Hữu Quyết/TTXVN

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là công việc trọng tâm trong quá trình triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29. Những năm vừa qua, đặc biệt 5 năm gần đây, toàn ngành đã thực hiện nhiều việc, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Hơn 1 triệu nhà giáo đã miệt mài bỏ công sức để triển khai chương trình mới. Vì vậy, việc giám sát thực hiện Nghị quyết 88, Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là việc lớn, hệ trọng mà toàn ngành đang làm, đang thực hiện trách nhiệm giải trình với xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Đây là việc cần làm để thông qua đó Quốc hội, người dân, cử tri hiểu được đầy đủ, sâu sắc, toàn diện hơn về những việc ngành Giáo dục làm. Nếu làm tốt giải trình, báo cáo, thực hiện việc phục vụ giám sát sẽ giúp xã hội hiểu hơn về công việc của ngành Giáo dục. Ngược lại, bao công sức đã làm, xã hội không hiểu đến, không hiểu đủ, có thể dẫn đến cái nhìn sai lệch, thậm chí ảnh hưởng đến những chính sách với ngành trong thời gian tới. 

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo, báo cáo với lãnh đạo địa phương, đoàn giám sát. Đồng thời, cần cử người phù hợp, thực sự am hiểu công việc để đưa đoàn giám sát đến các trường học. Qua thực tế, đoàn giám sát thấy được chiều sâu, khách quan nhất, đầy đủ nhất những gì ngành Giáo dục đang làm.

Liên quan đến nội dung báo cáo, giải trình, trao đổi của các địa phương, theo Bộ trưởng, báo cáo thực hiện theo mẫu, theo yêu cầu nhưng cũng phải nhấn mạnh, đi sâu vào các vấn đề trọng tâm, trọng điểm. Đó là sự chủ động của nhà trường cần thực hiện đến đâu? Nhà giáo cần đổi mới điều gì trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn so với trước đây? Các nơi có điều chỉnh gì về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá? Quan điểm mới đối với sách giáo khoa? Việc sử dụng sách giáo khoa như thế nào? Quy trình trong chọn sách giáo khoa ra sao… 

Bộ trưởng cho rằng, đổi mới là một quá trình và hiện nay công cuộc này vẫn đang được triển khai. Kết quả đổi mới trong giáo dục có khi nhiều năm sau mới nhìn thấy được. Vì vậy, nhiều vấn đề chưa nên nhận định vội về kết quả mà cần làm rõ đã, đang làm được những gì, làm đến đâu...Cần đánh giá khách quan, không né tránh những khó khăn, vướng mắc nhưng cũng không biến việc nhỏ thành lớn. 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn Nguyễn Kim Sơn đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề nhà giáo bởi áp lực của sự thay đổi trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt rất nhiều lên nhà giáo. Lực lượng cần đổi mới nhất cũng là nhà giáo. Quyết định mức độ thành công của đổi mới cũng là sự đổi mới của nhà giáo được đến đâu, do đó, đây là lực lượng cần được hỗ trợ, quan tâm nhất. Khi đưa đoàn giám sát xuống cơ sở, người đứng ra báo cáo, đối tượng quản lý là một phần, nhưng nên để thầy cô trực tiếp giảng dạy lên tiếng một cách khách quan nhất, nói được đúng, được hết các trải nghiệm của mình. Đây cũng là dịp để ngành Giáo dục liên tiếng kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ những vấn đề về cơ sở vật chất; đầu tư tài chính; chính sách… để khi tổng hợp lại sẽ tạo sức nặng từ nhiều tỉnh, thành phố.

Tại cuộc họp, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã thông tin về tình hình thực hiện trách nhiệm giải trình trước đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương. Nhìn chung, các Sở đều chủ động, sẵn sàng để đón đoàn giám sát với tinh thần nghiêm túc, cầu thị, giải trình và tiếp nhận ý kiến nhận xét, đánh giá để tiếp tục triển khai tốt hơn trong thời gian tới.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục