Đến thời điểm này, học sinh cả nước đã quay trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, ở một số địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vẫn còn tình trạng học sinh chưa đến trường đầy đủ.

Ảnh minh họa: Trẻ mẫu giáo dân tộc H’Mông trong giờ chơi tại bản Khuôn Bổ, xã vùng cao Hồng Ca, huyện Trấn Yên. (Ảnh: Thanh Sơn)

Ảnh minh họa: Trẻ mẫu giáo dân tộc H’Mông trong giờ chơi tại bản Khuôn Bổ, xã vùng cao Hồng Ca, huyện Trấn Yên. (Ảnh: Thanh Sơn)

Nguyên nhân do đặc thù vùng miền, nhiều em, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nên nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đình làm nương rẫy hoặc đi làm thuê. Bên cạnh đó, sau Tết nhiều hoạt động lễ hội diễn ra kéo dài ở địa phương thu hút học sinh tham gia.

Tại Lạng Sơn, Sở Giáo dục và Ðào tạo lưu ý các trường học, chủ động phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương xuống tận thôn, bản vận động học sinh đến trường, quan tâm, khích lệ và động viên kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tại Yên Bái, tính đến ngày 30/1, tỷ lệ ra lớp trên toàn tỉnh đạt 91,3%. Thấp nhất là huyện Trạm Tấu, đạt hơn 80%.

Trước tình hình trên, Sở Giáo dục và Ðào tạo Yên Bái đã yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo phân công giáo viên bám bản, bám làng, bám từng gia đình… để vận động các em trở lại lớp. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày đầu học sinh quay trở lại trường, nhiều hoạt động được tổ chức như văn nghệ, đố vui, trò chơi dân gian để tạo hứng thú cho học sinh. Một số trường học tổ chức trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Thực tế cho thấy, việc vận động học sinh đến trường ở một số huyện vùng sâu, vùng xa là một nhiệm vụ khó khăn, vất vả của giáo viên. Nhiều nơi, thầy giáo, cô giáo phải lội suối, băng rừng, đi bộ nhiều cây số mới đến được nhà học sinh, thậm chí lên tận nương, rẫy vận động học sinh trở lại trường. Nhưng các thầy cô đều không nản lòng.

Theo các chuyên gia giáo dục, các địa phương cần tính toán mở rộng mạng lưới trường lớp, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú ở vùng sâu, vùng xa.

Ðối với các cơ sở giáo dục, giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi sĩ số học sinh trong lớp hằng ngày; quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của học sinh, kịp thời động viên, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp hỗ trợ cụ thể, giúp các em có điều kiện tiếp tục học tập.

Ðối với các trường ở vùng sâu, vùng xa, nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền xã, trưởng bản, già làng đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích, vận động phụ huynh quan tâm, đưa học sinh đến trường đúng thời gian quy định. Các địa phương cần thông báo lịch nhập học của học sinh các cấp học trên loa phát thanh của xã, bản.

Ðối với những học sinh có nguy cơ bỏ học, nhà trường phân công cán bộ, giáo viên trực tiếp xuống bản, vào nhà vận động, giải thích lợi ích, tầm quan trọng của việc học tập. Giáo viên cần tạo không khí học tập thoải mái, không tạo áp lực cho học sinh.

Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Kỳ vọng hiện thực hóa các chế độ, chính sách mới dành cho giáo viên

Thiếu giáo viên không phải vấn đề mới, song năm 2022 là năm vấn đề này bộc lộ rõ nhất. Không chỉ thiếu giáo viên, tình trạng giáo viên nghỉ việc do các nguyên nhân về thu nhập, áp lực công việc và nhiều giáo cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non ngoài công lập phải đóng cửa cũng là vấn đề nổi cộm của năm 2022.

Tự hào “nghề khuyến học”

(HBĐT) - Tháng 7/1968, tôi về dạy học tại trường cấp 1+2 Xuân Phong (nay là trường TH&THCS Xuân Phong), một trường thuộc xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn cũ (nay là huyện Cao Phong). Nhiệm vụ của tôi là dạy học. Đêm đêm, tôi cầm đèn pin xuống xóm, vào nhà dân để khuyên bảo con em học bài, vận động con em đến trường, vận động nhân dân chặt bương, tre, cắt gianh về làm lớp học... Khi đó chưa có cụm từ "khuyến học”. Sau này, khi thành lập Hội Khuyến học (HKH) Việt Nam, đặc biệt là khi HKH tỉnh ra đời thì cụm từ "khuyến học” mới được lan tỏa trong cộng đồng dân cư. Và tôi hiểu rằng mình đã làm "nghề khuyến học”...

Lặng thầm những “chuyến đò” đưa chữ sang sông

(HBĐT) - Khi tôi còn ngủ, vẫn có người thầy đang thức với những cơn gió ngoài sông, để sớm mai, trong bát cơm của đám học trò nghèo có thêm con tôm, con cá... Khi tôi còn ngủ, vẫn có một dáng gầy trong tấm áo phong sương lặng thầm những chuyến đò "đưa khách” là những cô, cậu học trò sang sông gánh gồng ước mơ con chữ. Khi tôi còn ngủ, có những thầy, cô giáo không còn trẻ vẫn ngược dốc đi vào màn sương để kịp giờ lên lớp vào sáng mai ở ngôi trường bên kia núi...

Ngành nghề nào có mức lương cao nhất năm 2023?

Navigos Group vừa công bố kết quả một cuộc khảo sát với dự đoán về mức lương năm 2023 của 23 ngành nghề. Theo đó, tại một số lĩnh vực hấp dẫn, sinh viên mới tốt nghiệp được nhận mức lương khởi điểm lên tới 800-1.200 USD/tháng.

Có 30 trường học đạt chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy hiện có 38 trường học (4 trường THPT, 15 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 2 trường THCS, 14 trường TH&THCS, 1 trường PTDTNT THCS&THPT) và 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Năm 2022, do tình hình dịch Covid-19 phức tạp, các trường học thực hiện các hình thức tổ chức dạy học phù hợp điều kiện thực tế đảm bảo chất lượng giáo dục, kết quả: Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,73%; học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%; học sinh giỏi cấp huyện 250 em, cấp tỉnh 69 em.

5 xu hướng giáo dục trong năm 2023

2023 là năm đầu tiên hệ thống giáo dục ở hầu hết các quốc gia chính thức trở lại bình thường một cách trọn vẹn sau 2 năm gián đoạn vì COVID-19. Sự thúc đẩy của đại dịch và công nghệ sẽ giúp tạo ra những biến chuyển lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục