(HBĐT) - Tháng 7/1968, tôi về dạy học tại trường cấp 1+2 Xuân Phong (nay là trường TH&THCS Xuân Phong), một trường thuộc xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn cũ (nay là huyện Cao Phong). Nhiệm vụ của tôi là dạy học. Đêm đêm, tôi cầm đèn pin xuống xóm, vào nhà dân để khuyên bảo con em học bài, vận động con em đến trường, vận động nhân dân chặt bương, tre, cắt gianh về làm lớp học... Khi đó chưa có cụm từ "khuyến học”. Sau này, khi thành lập Hội Khuyến học (HKH) Việt Nam, đặc biệt là khi HKH tỉnh ra đời thì cụm từ "khuyến học” mới được lan tỏa trong cộng đồng dân cư. Và tôi hiểu rằng mình đã làm "nghề khuyến học”...


Năm 2022, cán bộ Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương và doanh nghiệp tổ chức hành trình "Tiếp sức đến trường", tặng xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học huyện Đà Bắc. 

Đó là tâm sự của ông Phạm Hùng, Chủ tịch HKH huyện Cao Phong khi bồi hồi nhìn lại chặng đường 25 năm xây dựng và trưởng thành của HKH tỉnh (1997 – 2022). Ông đã có hơn 10 năm làm Ủy viên Ban Chấp hành HKH tỉnh, Chủ tịch HKH huyện Cao Phong. Trước đó là nhiều năm công tác trong ngành GD&ĐT và dành nhiều tâm huyết cho sự học của địa phương. Vì thế, ông càng yêu và tự hào về "nghề khuyến học” của mình. 

Cũng như ông Phạm Hùng, 25 năm qua, toàn tỉnh có hàng nghìn cán bộ, giáo chức nghỉ hưu nhiệt tình tham gia làm "nghề khuyến học". Họ hầu hết đã ở tuổi "thất thập cổ lai hy”, dù tuổi cao nhưng trí không mòn, vẫn bền bỉ "đi từng ngõ, gõ từng nhà”, kiên trì thắp sáng tinh thần hiếu học trong mỗi gia đình, dòng họ và lan tỏa ra các cộng đồng khu dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức. Xã hội trìu mến gọi họ là những "ông, bà khuyến học”. 

Ông Quách Thế Tản, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIV, nguyên Phó Chủ tịch HKH Việt Nam đích thực là một "ông khuyến học” đáng kính, cũng như hàng nghìn "ông, bà khuyến học” khác đã chuyên tâm thực hiện công tác khuyến học ở địa phương. Ông gắn bó với công tác khuyến học tỉnh nhà từ những ngày đầu thành lập. Hơn 25 năm trước, khi là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông được chỉ định kiêm nhiệm làm Chủ tịch HKH tỉnh lâm thời. Từ đó, ông gắn bó với công tác Hội trong vai trò Chủ tịch HKH tỉnh gần 24 năm. Đến nay, tuổi đã cao, mặc dù không còn giữ vai trò Chủ tịch HKH tỉnh nhưng ông vẫn quan tâm theo dõi các hoạt động khuyến học với trái tim của một người trong cuộc - một người làm "nghề khuyến học" vừa có tâm vừa có tầm. 

Không thể đong đếm hết những giọt mồ hôi hay sự hy sinh thầm lặng của các thế hệ cán bộ làm công tác khuyến học. Trên chặng đường 25 năm thành lập và phát triển HKH tỉnh đã xuất hiện những con người đáng trân trọng như thế. Với trí tuệ minh mẫn và bầu nhiệt huyết tràn đầy, họ đã bền bỉ thực hiện một hành trình tốt đẹp. Những bước chân không mỏi của họ đã đi đến nhiều nơi, gieo vào lòng người hạt nhân của niềm tin và hy vọng. Để rồi từ đó, phong trào khuyến học, khuyến tài đã phát triển rộng khắp toàn tỉnh, thu hút sự tham gia của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh có trên 232.600 hội viên khuyến học, đạt 27,8% dân số toàn tỉnh; 100% xã, phường, thị trấn có tổ chức HKH với 1.482 chi hội khuyến học tại các xóm, bản, tổ dân phố; 919 ban khuyến học tại các nhà trường, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; 1.792 ban khuyến học dòng họ… Không những phát triển sâu rộng về tổ chức, công tác khuyến học còn thu hút sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và các lực lượng xã hội. Quỹ Khuyến học của tỉnh đã huy động được trên 282 tỷ đồng, trao tặng gần 105,6 nghìn suất học bổng, trên 539,3 nghìn suất phần thưởng cho học sinh và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn... Đặc biệt, công tác khuyến học tạo được dấu ấn khi số lượng các mô hình học tập được công nhận đều đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 178.391 gia đình học tập; 1.413 dòng họ học tập; 1.320 cộng đồng học tập cấp thôn và 596 đơn vị học tập do cấp xã quản lý.  

Đó là những con số "biết nói”, cho thấy hoạt động khuyến học, khuyến tài đã được triển khai sâu rộng trong toàn tỉnh, mà công lớn thuộc về những người làm "nghề khuyến học”. Với những bước chân không biết mệt mỏi, họ đã nối dài con đường tri thức, tự hào thắp sáng truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam trên quê hương Hòa Bình. Tất cả cùng hướng tới một mục tiêu tốt đẹp: Xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.

 Khánh An

Các tin khác


Học sinh tạo dấu ấn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

(HBĐT) - Giải nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Hòa Bình lần thứ 18 với dự án "Thùng rác thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để phân loại rác thải trong trường học”; giải Á quân 1 tại vòng chung kết cuộc thi Coolest Projects Malaysia 2022 với dự án "Life, Technology, and Transport” (LTT). Đó là hai dấu ấn nổi bật trong năm 2022 của Phùng Mạnh Dũng - học sinh lớp 9E, trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) và các bạn trong nhóm, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Dương Tiến Thọ.

Nhà văn Bùi Đức Khiêm tặng sách trường Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Nhà văn Bùi Đức Khiêm, nguyên Tổng Biên tập Báo Công Thương vừa đến thăm và tặng hơn 600 đầu sách, tạp chí về văn học cho Trường Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Kim Bôi.

Tỉnh Hòa Bình có 28 thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022 – 2023

(HBĐT) -   Tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022 - 2023, tỉnh ta có 72 thí sinh tham dự ở 12 bộ môn: Toán học, Hóa học, Sinh học, Tin học, Vật lý, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung. Kết quả, có 28 thí sinh đạt giải (tăng 5 giải so với kỳ thi năm học 2021 – 2022).

Bàn giải pháp gỡ khó trong thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

"Cần khắc phục tình trạng thiếu thiết bị dạy học và bổ sung biên chế để thực hiện hiệu quả đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" - Đây là vấn đề được đưa ra tại buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, diễn ra chiều 13/3.

Đảm bảo thuận lợi khi tuyển sinh trực tuyến

Năm 2022, mặc dù có nhiều lợi ích như tránh việc đi lại, tốn kém cho thí sinh, cũng đã có những sai sót xảy ra, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh.

Huyện Mai Châu: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường học

(HBĐT) - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những tiêu chí quan trọng, mang tính thiết thực, ý nghĩa đối với học sinh. Đây là khoảng thời gian các em có sự trải nghiệm sau những giờ học. Chính vì vậy, Hội Đồng đội huyện Mai Châu luôn quan tâm định hướng, chỉ đạo các liên đội chủ động, sáng tạo để tạo cho các em những khoảnh khắc đáng nhớ và học được những kỹ năng thiết thực trong cuộc sống qua hoạt động trải nghiệm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục