(HBĐT) - Hơn 20 năm trước, không bao lâu sau khi thành lập huyện Cao Phong thì trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PT DTNT) huyện Cao Phong (nay là trường PTDTNT THCS&THPT Cao Phong) được thành lập. Năm học đầu tiên 2003 - 2004, nhà trường tuyển một lớp 6 và một lớp 7, tổng số 60 học sinh. Tuy nhiên, trường lớp chưa có, phải đi học nhờ tại trường THCS xã Bắc Phong. Nhà giáo Phạm Hùng - hiệu trưởng đầu tiên của trường nhớ rõ từng khó khăn mà cả thầy và trò đã cùng vượt qua, để rồi góp phần kiến tạo nên những viên gạch đầu tiên cho nền giáo dục huyện nhà.



Tại trường Phổ thông DTNT THPT tỉnh, học sinh được tạo môi trường thuận lợi nên có ý thức cao để phấn đấu học tập và rèn luyện. 

Nhà giáo Phạm Hùng chia sẻ: "Trường PTDTNT THCS&THPT Cao Phong có "tuổi đời” khá trẻ so với sự ra đời và phát triển của giáo dục Hòa Bình, song cũng đủ để các thế hệ nhà giáo, nhân viên đã và đang công tác tại trường tự hào về truyền thống tốt đẹp cũng như những dấu ấn đầu tiên trên chặng đường gieo hạt, ươm mầm. Song hành với chất lượng giáo dục, thành quả quan trọng mà trường đạt được chính là làm tốt công tác giáo dục dân tộc. Trường luôn chú trọng tạo thói quen tự lập cho học sinh, gắn kết chặt chẽ việc dạy chữ với rèn người, thường tổ chức các hoạt động nội vụ, ngoại khóa, trải nghiệm, tham quan học tập, thành lập các câu lạc bộ, sân chơi… để tạo sự hấp dẫn cho học sinh, giúp các em giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, rèn luyện các kỹ năng, phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện". Hàng năm, trường PTDTNT THPT Cao Phong luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 5 lần được công nhận Tập thể lao động xuất sắc, vươn lên tốp đầu các trường PTDTNT của tỉnh có chất lượng giáo dục toàn diện và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn.

Cũng như trường PT DTNT THCS&THPT Cao Phong, các trường PTDTNT trong tỉnh đã nỗ lực tạo dấu ấn trên hành trình "gieo chữ” cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Hơn 40 năm qua, đã có nhiều thầy, cô giáo từ miền xuôi lên miền ngược với hành trang là kiến thức và trái tim tràn đầy nhiệt huyết cống hiến. Họ "cắm bản” dạy chữ, làm giáo dục từ trong khó khăn, từng bước kiến tạo nên những giá trị mang tính nền tảng để phát triển ngành giáo dục Hòa Bình. Trong bức tranh chung có dấu ấn đặc biệt của công tác giáo dục dân tộc, với vai trò quan trọng của hệ thống các trường DTNT và dân tộc bán trú.

Đến nay, toàn tỉnh có 13 trường PTDTNT với trên 3.800 học sinh người DTTS (tương đương tỷ lệ học sinh người DTTS được học trong các trường PTDTNT khoảng 6,4%). Hoạt động của các trường PTDTNT được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, chú trọng mở rộng về quy mô, nâng cấp về cơ sở vật chất và ưu tiên hàng đầu là nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới thực hiện tốt công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng.

Ghi nhận trong những năm qua, các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đặc thù đối với học sinh và giáo viên; thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cho học sinh; chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kỹ năng sống; tăng cường hoạt động ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trải nghiệm… phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm văn hóa dân tộc. Nhờ đó, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên.

Trước yêu cầu của tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU, ngày 21/5/2021 về nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường PTDTNT nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là người DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, các trường tiếp tục thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết số 52/NQ-CP về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Trong nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao vai trò, vị thế của các trường PTDTNT trong công tác giáo dục và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tỉnh xác định vai trò quan trọng của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, coi đây là lực lượng trực tiếp triển khai các nhiệm vụ và chủ trương đổi mới, quyết định chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

Cùng với đó, tỉnh sẽ hướng tới chuẩn hóa mạng lưới các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh, đảm bảo diện tích phù hợp với quy mô phát triển của từng trường, phấn đấu đến năm 2030, tăng tỷ lệ học sinh người DTTS được học trong các trường PTDTNT đạt 10%, từ đó, tạo thêm dấu ấn trong công tác giáo dục dân tộc, góp phần đắc lực tạo cho tỉnh có dồi dào nguồn nhân lực chất lượng cao là người DTTS.


Khánh An

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục