Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng lưu ý, nếu chưa hết 2/3 thời gian thi, đề thi tốt nghiệp THPT vẫn thuộc tài liệu tối mật, nếu vi phạm có thể bị xử lý hình sự.


Học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT

Ngày 20.6, tại Hội nghị giao ban báo chí tháng 6, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thông tin về kết quả công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Theo dự kiến, kỳ thi sẽ diễn ra vào ngày 27 - 29.6, riêng ngày 30.6 để dự phòng; từ 1.7 sẽ tổ chức chấm thi; đến 18.7 thì công bố kết quả thi.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho hay, tính đến nay, tổng số đăng ký dự thi là hơn 1 triệu thí sinh với 2.273 điểm thi và 44.661 phòng thi. Để bảo đảm kỳ thi diễn ra suôn sẻ, khoảng 250.000 cán bộ được huy động, bao gồm giáo viên, nhân viên và các lực lượng

Đánh giá về mặt thuận lợi, ông Thưởng nhận định kỳ thi năm nay cơ bản ổn định như các năm trước. Đây là năm thứ ba chuyển trạng thái từ kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sang kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó phân cấp mạnh cho các tỉnh/thành phố, các tỉnh/thành phố đã có kinh nghiệm trong khâu tổ chức.

Cùng với đó, năm nay, thí sinh được học trọn vẹn 1 năm học trực tiếp thay vì online như 2 năm trước, khi mà đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới mọi mặt cuộc sống.

Về mặt khó khăn, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhận định, kỳ thi diễn ra cùng thời điểm trên toàn quốc với hơn 1 triệu thí sinh, những rủi ro về con người, nghiệp vụ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thậm chí có những việc chưa có tiền lệ, nên phải làm tốt công tác dự báo.

Ngoài ra, một số nguy cơ về thiên tai như nắng nóng, lũ lụt… cũng có thể xảy ra. Chưa kể, cảnh báo từ Bộ Công an cho thấy nguy cơ từ việc phụ huynh hoặc thí sinh có thể mua các thiết bị công nghệ cao nhằm gian lận, do đó công tác tập huấn phải thực hiện rất kỹ.

Vẫn theo vị lãnh đạo, Bộ GD-ĐT đã lập 4 đoàn kiểm tra do lãnh đạo bộ phụ trách, đã đi kiểm tra trực tiếp 20 địa phương, đồng thời tổ chức hội nghị trực tuyến tới ban chỉ đạo 63 địa phương. Đến thời điểm này, kỳ thi đã được chuẩn bị hết sức khẩn trương, chu đáo, kỹ lưỡng và toàn diện.

Trong các cuộc họp giao ban, Bộ GD-ĐT cũng quán triệt đến các địa phương về phương châm "4 đúng 3 không”: đúng quy chế, đúng quy trình, đúng vị trí - chức năng - nhiệm vụ, đúng thời điểm; không lơ là - chủ quan, không tự ý xử lý tình huống bất thường mà phải báo cáo cấp trên, không căng thẳng - áp lực thái quá.

Đáng chú ý, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đưa ra một số lưu ý về công tác tuyên truyền đối với kỳ thi. Trong đó, ông Thưởng nhấn mạnh vấn đề tuân thủ quy chế. "Nếu chưa hết 2/3 thời gian thi, đề thi vẫn thuộc tài liệu tối mật, nếu vi phạm có thể bị xử lý hình sự. Nhiều khi các em không biết, thậm chí cả giáo viên cũng chưa ý thức được điều này, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng”, ông Thưởng lưu ý.


Theo Báo Thanh niên

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục