(HBĐT) - Trường mầm non Hoa Phượng, thị trấn Bo (Kim Bôi) có tổng diện tích trên 3.500 m2. Trường được xây dựng khang trang, xanh - sạch - đẹp, an toàn, có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Nhà trường hiện có 288 học sinh, trong đó, khối mẫu giáo 239 trẻ, khối nhà trẻ 49 trẻ. Trường được công nhận đạt chuẩn chất lượng cấp độ 2, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Thời gian qua, nhà trường được biết đến với mô hình "Nâng cao chất lượng phát triển thẩm mỹ thông qua dạy năng khiếu cho trẻ mẫu giáo”.


Học sinh trường mầm non Hoa Phượng, thị trấn Bo (Kim Bôi) trong giờ học năng khiếu đàn organ.

Theo Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Phượng Bùi Thị Tiện, điều kiện để thực hiện mô hình đòi hỏi nhà trường phải có không gian, nơi dành riêng cho các hoạt động nghệ thuật, làm quen với nhảy múa, âm nhạc, hội họa. Đồng thời có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập như: tăng âm, loa đài, đàn, gương, gióng múa; giá vẽ, bút dạ, bút chì, màu... Cùng với đó là đội ngũ giáo viên dạy các môn chuyên về múa, đàn, hội họa để tổ chức các hoạt động dạy trẻ. Học sinh là trẻ mẫu giáo từ 3 - 6 tuổi, có năng khiếu và sở thích về hội họa, âm nhạc, nhảy múa.

Để thực hiện tốt mô hình, nhà trường đã triển khai nhiều giải pháp, gồm khảo sát nhu cầu của phụ huynh và học sinh, tuyên truyền phụ huynh lựa chọn nội dung học cho con em, nâng cao khả năng phát triển năng khiếu cho trẻ; huy động các nguồn lực và công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường, cải tạo cơ sở vật chất.

Sau 3 năm đưa hoạt động dạy năng khiếu cho trẻ mẫu giáo vào thực hiện, mục tiêu nâng cao chất lượng phát triển thẩm mỹ cho trẻ với 3 nội dung: Hoạt động nhảy múa, uốn dẻo; làm quen với đàn organ; hội họa. Nhờ được học năng khiếu ngay từ bé nên trẻ dễ thực hiện các động tác uốn dẻo, tăng cường sức khoẻ, tham gia đồng diễn. Thông qua mô hình các bé được bộc lộ tài năng, tự tin đứng trên sân khấu biểu diễn. Mô hình được Sở GD&ĐT, lãnh đạo UBND huyện đánh giá cao về chất lượng, nội dung, góp phần cải tạo cảnh quan sư phạm, huy động được sự chung tay xây dựng môi trường giáo dục của phụ huynh và xã hội. Cơ sở vật chất nhà trường ngày một khang trang, tận dụng được các khoảng không gian ngoài trời, khu vực vui chơi được bố trí hợp lý, tạo không gian học và chơi cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra còn làm phong phú trải nghiệm sống của trẻ, xây dựng được sự tự tin cho trẻ, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng của trẻ.

Đối với đội ngũ giáo viên có kiến thức, kỹ năng và phương pháp dạy lĩnh vực phát triển thẩm mỹ nói riêng và các lĩnh vực giáo dục khác, có nhiều ý tưởng sáng tạo, đổi mới hình thức trong hoạt động dạy tạo hình, âm nhạc cho trẻ. Tạo mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa nhà trường với các bậc phụ huynh và toàn xã hội trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; tạo điều kiện để các bậc phụ huynh tham gia vào hoạt động của trường, góp phần thay đổi môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học.

Về phía nhà trường, Ban giám hiệu có thêm kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chất lượng cả về phẩm chất, trí tuệ, ngày càng có năng lực chuyên môn về lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. Xây dựng môi trường học tập đa dạng, phong phú, hướng tới xây dựng ngôi trường giáo dục phát triển toàn diện.

Theo đại diện Sở GD&ĐT, với những kết quả đạt được từ mô hình "Nâng cao chất lượng phát triển thẩm mỹ thông qua dạy năng khiếu cho trẻ mẫu giáo” ở trường mầm non Hoa Phượng, thời gian tới sẽ áp dụng rộng rãi tại các trường mầm non trên toàn tỉnh.


Hồng Trung


Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục