Ngày 14/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" (Nghị quyết 29), kết nối tới tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.


Thời gian qua, ngành GD&ĐT quận Ba Đình đã nâng cao nhận thức, tầm nhìn, năng lực, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong cả quản lý và dạy học cho toàn bộ đội ngũ toàn ngành với gần 4.000 người. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Dự hội nghị có Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn cùng đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, hội nghề nghiệp cùng các đơn vị đào tạo.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ: Nghị quyết số 29 có vai trò đặc biệt quan trọng; đánh dấu bước phát triển mới về tư duy chiến lược của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo; thể hiện tầm nhìn, quyết tâm, định hướng chiến lược đối với giáo dục, phát triển bền vững đất nước. Cả hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là ngành Giáo dục đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, phấn đấu hoàn thành cơ bản các mục tiêu đề ra.

Đến nay, sau 10 năm, sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bộ mong muốn cùng các Bộ, ngành, địa phương nhận diện khách quan, đầy đủ, sâu sắc bức tranh giáo dục cả nước trong 10 năm qua, từ đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của đất nước...

Báo cáo tóm tắt kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 đã cho thấy giáo dục và đào tạo nước ta trong 10 năm qua đã có những đổi mới rất to lớn, chuyển biến tích cực. Cụ thể, hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân.

Chương trình Giáo dục phổ thông mới, chuyển từ nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh. Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn ngày càng nâng cao, được thế giới ghi nhận. Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức, góp phần xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, giáo dục nghề nghiệp ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, cơ bản khắc phục tình trạng học lệch, học tủ và giảm áp lực, tốn kém cho xã hội. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản được chuẩn hóa, từng bước đảm bảo số lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới; tích cực thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành Giáo dục; xã hội hóa giáo dục đã đạt được những kết quả quan trọng... Tuy vậy, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị để sớm khắc phục.

Qua tổng kết, đánh giá từ thực tiễn cho thấy, những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết 29 mang tầm chiến lược, cơ bản vẫn còn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Vì vậy, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Bộ Chính trị ban hành Kết luật của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29, trong đó yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện quyết liệt hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn nữa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết.

Phát biểu tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo; Hội Khuyến học Việt Nam, các đơn vị đào tạo đều cho rằng những định hướng đổi mới trong Nghị quyết 29 đã tạo điều kiện cho giáo dục phát huy thế mạnh, có nhiều đổi mới, sáng tạo, tích cực, năng động; khơi dậy mạnh mẽ sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Các địa phương trên cơ sở thực tiễn đã ban hành nhiều chính sách phát triển đội ngũ, đầu tư xây dựng cải tạo trường học, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nhà giáo phù hợp. Các đại biểu cũng nêu kiến nghị nhằm thực hiện hiện quả hơn nữa Nghị quyết 29 trong thời gian tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh khẳng định: Nghị quyết 29/NQ-TW có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước về giáo dục đào tạo. Ông đề nghị ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Ông cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện cho ngành Giáo dục phát triển nhanh hơn. Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Theo TTXVN

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục