Với cách giảng dạy đầy trực quan, sinh động, môn Địa lý của nhà giáo ưu tú Văn Đức Thái (sinh năm 1983), Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa luôn thu hút học sinh lắng nghe và giúp nhiều em đạt thích tích cao trong các kỳ thi.

Với cách giảng dạy đầy trực quan, sinh động, môn Địa lý của nhà giáo ưu tú Văn Đức Thái (sinh năm 1983), Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa luôn thu hút học sinh lắng nghe và giúp nhiều em đạt thích tích cao trong các kỳ thi. Trong dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, thầy Văn Đức Thái được Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý giảng dạy và học tập”.


Thầy giáo Văn Đức Thái nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 2023. Ảnh: TTXVN

Những tiết học sinh động

Mở đầu tiết học với bài "Nước biển và đại dương”, thay vì yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa để học tập, thầy Thái bắt đầu đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và nhanh chóng chuyển sang giảng dạy các khái niệm liên quan đến biển như "sông”, "sóng”. Ở bên dưới, các em học sinh lớp 10A10 chăm chú lắng nghe với những ánh mắt tò mò… Ở tiết học này, thầy Thái định hướng được học sinh cách nhớ bài học bằng những kiến thức thực tế về địa lý tự nhiên sông ngòi.

Em Nguyễn Ngọc Bảo Châu, lớp 10A10 không chỉ chăm chú lắng nghe mà còn ghi chép vào quyển vở nhỏ những câu chuyện bên lề thầy Thái kể. Khi được hỏi, Bảo Châu cho biết, em rất thích học địa lý, bởi các kiến thức gần gũi. Từ bài giảng "Nước biển và đại dương”, em hiểu thêm về biển và tính chất hình thành nên biển có vị mặn như ngày nay. Không chỉ thế, khi hỏi các kiến thức về hành tinh, Trái Đất được học từ đầu năm học, Bảo Châu trả lời rất lưu loát, bởi với em đó là những kiến thức đã được khắc sâu trong đầu, theo một hệ thống sơ đồ tư duy rõ ràng. "Thầy Thái rất tuyệt vời, các bài học Địa lý của thầy em rất thích nghe giảng, nhờ học Địa lý, em hiểu biết thêm nhiều về thế giới tự nhiên và các kiến thức xã hội", em Bảo Châu vui vẻ nói.

Câu chuyện trên chỉ là một trong những cách dạy học của thầy Thái được học sinh yêu thích. Ngoài ra, thầy Thái còn tích hợp công nghệ thông tin vào giảng dạy. Theo thầy Thái, nền tảng không gian mạng và các ứng dụng có liên quan sẽ tạo ra môi trường học tập linh hoạt, tương tác cao cho các em học sinh.

Khi dạy đến chuyên đề địa lý các châu lục trên thế giới, thầy Thái sử dụng Google Earth có sẵn để trình chiếu cho các em học sinh xem được hình ảnh từ vệ sinh về châu lục này cũng như các ảnh khác có liên quan đến từng vị trí các quốc gia trên châu lục đó. Đó sẽ là những ví dụ sinh động, dẫn dắt học sinh tham quan địa lý trên thế giới một cách dễ hình dung so với việc giảng giải các số liệu mà không có hình ảnh minh họa.

"Phần mềm ứng dụng này đã có sẵn, quan trọng là giáo viên khi dạy học vận dụng và khai thác một cách hợp lý, hiệu quả, lồng ghép với bài giảng thì sẽ tạo được cho học sinh một hình ảnh tổng thể, khái niệm khái quát về nội dung bài học”, thầy Thái chia sẻ.

Nói đến đổi mới sáng tạo trong dạy học, thầy Thái còn vui vẻ giới thiệu đến cách "Học dự án” tại trường của mình. Việc học dự án huy động được toàn bộ năng lực của từng cá nhân, tập thể nhóm trong lớp học cùng làm việc tích cực, tạo nên sản phẩm bài tập được giao hiệu quả nhất. Ngoài ra, khi giao bài tập, thầy Thái còn để các em tự chấm điểm chéo cho nhau, tự chấm theo thang điểm được đặt ra và cuối cùng mới đến giáo viên chấm cuối cùng. Việc này, giúp các em ý thức được các lỗi sai trong khi làm bài tập của mình, nhắc nhở nhau sửa chữa, cùng tiến bộ.

"Khi tôi giao cho học sinh một chủ đề địa lý về du lịch địa phương, các em sẽ làm việc theo nhóm, từng cá nhân theo khả năng của mình được giao một nhiệm vụ nhỏ, các em sẽ cố gắng hoàn thiện từ khâu trình bày bảng biểu, trình chiếu cho đến cả hình thức diễn thuyết về địa danh du lịch đó. Tự các em làm sản phẩm, các em sẽ định hình và nhớ lâu kiến thức. Đó là cách mà tôi dạy và mong muốn các em có tư duy mở đối với các vấn đề địa lý nói riêng và các bộ môn khác nói chung”, thầy Thái nói.

Công việc nghề giáo với thầy Thái không bao giờ là "một công việc lặp đi lặp lại, từ năm này qua năm khác”, bởi với thầy mỗi năm học là một kiến thức mới được cập nhật, người giáo viên phải là người hiểu biết, tạo động lực cho các em học tập, tìm hiểu. Với môn địa lý, so với chương trình giáo dục phổ thông năm 2008, các chuyên đề địa lý những năm gần đây gần gũi thực tế, nêu lên các vấn đề nhức nhối trong xã hội, đòi hỏi mỗi em học sinh phải tự mình nhận thức, nêu ra các giải pháp và thực hiện để bảo vệ Trái Đất.

Tấm gương sáng cho học sinh

Tốt nghiệp từ Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn năm 2007, trở về quê hương xin công tác tại địa phương, thầy Thái được phân về giảng dạy ở Trường Trung học phổ thông Tôn Đức Thắng, năm 2020 chuyển sang Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi cho đến nay. 17 năm trong nghề giáo cũng là chặng đường dài cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Với thầy Thái, may mắn có môi trường làm việc tốt, học sinh chăm ngoan, học giỏi, thích thú với môn Địa lý nên thầy cũng có thành quả nho nhỏ trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường.

Về bí quyết bồi dưỡng học sinh giỏi, với thầy Thái không gì khác chính là con người. Các em học sinh có sẵn nền tảng yêu thích môn Địa lý, ham học hỏi, khi được hướng dẫn theo lộ trình từ cơ bản, đến nâng cao, giải đề thường xuyên thì sẽ có kết quả tốt. Rất nhiều thế hệ học sinh có giải thưởng, nhưng ấn tượng nhất với thầy là một cô học trò ở Trường Trung học phổ thông Tôn Đức Thắng (nơi công tác cũ từ năm 2008-2019) rất nhút nhát, chưa có kiến thức sâu về địa lý, nhưng luôn chăm chú nghe giảng, ghi chép các kiến thức môn Địa lý vào một quyển sổ. Phát hiện "nhân tài”, thầy Thái động viên học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi môn Địa lý, kết quả năm học 2018 -2019, em ấy đã đạt học sinh giỏi giải Nhất cấp tỉnh, giải Nhì cấp Quốc gia. 

Bao năm đứng lớp môn Địa lý, làm công tác chủ nhiệm với bao thế hệ học trò ra trường có kết quả cao trong học tập, năm học 2023 -2024, thầy Thái vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Đây không chỉ là danh hiệu mà là sự công nhận sự cống hiến trong sự nghiệp "trồng người” khiến thầy Thái càng quyết tâm nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy. Kết quả, dịp 20/11 năm nay, thầy Thái là một trong 2 giáo viên của tỉnh Khánh Hòa vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý giảng dạy và học tập”.

"Mỗi nhà giáo là một tấm gương sáng cho học sinh. Thầy cô tìm tòi sáng tạo trong dạy học chính là cách tốt nhất để tạo nên những bài học hấp dẫn cho các em học sinh; tăng cường dạy học theo hướng trải nghiệm; đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá. Môn Địa lý có rất nhiều phần mềm hay trên không gian mạng và tôi sẽ tiếp tục khám phá nó, để dạy tốt hơn. Quan trọng nhất là theo sát học sinh, với mỗi lớp học có một cách tiếp cận, giảng bài khác nhau, để mỗi em học sinh với trình độ, năng lực của mình đều tiếp nhận được kiến thức Địa lý mà không bị nhàm chán”, thầy Thái nói.

Thầy Phạm Ngọc Ninh, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi khẳng định: Thầy Văn Đức Thái là giáo viên bộ môn đạt nhiều kết quả cao trong việc thực hiện giảng dạy chuyên môn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý cho Nhà trường. Các biện pháp, sáng kiến trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi của thầy Thái đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Địa lý ở trong và ngoài nhà trường. Ngoài chuyên môn Địa lý, thầy còn có kiến thức khá rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong dạy học và được nhận khen thưởng từ cấp trường đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thầy Thái chính là một tấm gương giáo viên ưu tú của nhà trường.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam: Lan tỏa giá trị tốt đẹp

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024 đã được tổ chức sáng 16/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống

Ngày 15/11, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống (20/11/1974 - 20/11/2024), khai giảng năm học 2024 - 2025 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Tới dự, chúc mừng có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh...

Các tổ chuyên môn - nòng cốt trong phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”

Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Trường THPT Cù Chính Lan (Lương Sơn) đã không ngừng vươn lên, khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục tỉnh Hòa Bình. Để đạt được những thành tựu rực rỡ, không thể không nhắc đến sự đóng góp bền bỉ và tâm huyết của các tổ chuyên môn - những "người thợ” thầm lặng, miệt mài rèn giũa tri thức và phẩm chất cho bao thế hệ học sinh. Phát huy truyền thống nhà trường, các thầy, cô giáo say sưa với công việc thầm lặng hôm nay luôn cố gắng phấn đấu, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thi đua "Dạy tốt - học tốt”.

Mãi không quên “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”…

Năm học 1963 - 1964 tôi là học sinh lớp 8C, Trường phổ thông cấp III Hoàng Văn Thụ. Ngày 5/8/1964, giặc Mỹ gây nên sự kiện Vịnh Bắc Bộ để rồi tiến hành đánh phá miền Bắc Việt Nam. Trong bối cảnh đó, UBND tỉnh Hòa Bình cho mở thêm Trường phổ thông cấp III Cù Chính Lan, đặt ở xã Thanh Nông, huyện Lương Sơn (nay là huyện Lạc Thủy). Từ năm học 1964 - 1965, tôi chia tay các bạn học sinh Hoàng Văn Thụ về học trường mới Cù Chính Lan.

Phát huy truyền thống, trường THPT Cù Chính Lan luôn cố gắng là cái nôi đào tạo nhân lực cho quê hương, đất nước

 Trường THPT Cù Chính Lan ra đời và trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn. Tháng 8/1964, trước yêu cầu học tập của con em nhân dân vùng Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy…, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quyết định thành lập Trường cấp III Cù Chính Lan (gồm 1 lớp 9 với 19 học sinh và 2 lớp 8 với 58 học sinh) đặt tại xã Thanh Nông, huyện Lương Sơn. Khi ấy, thầy Bùi Tiến Lãng được bổ nhiệm làm hiệu trưởng, cùng các thầy cô trực tiếp giảng dạy: Đỗ Hữu Nam, Phạm Tự Hạm, Nguyễn Thị Như, Trần Vi, Lê Mạnh Khương, Phạm Hồng Vân, Phạm Phú, các bác: Lê Thị Thanh, Nguyễn Hùng.

60 năm qua, nhà trường luôn nỗ lực, phấn đấu để xứng đáng với tên người anh hùng

Tháng 8/1964, trước yêu cầu học tập của con em nhân dân vùng Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy… Bộ Giáo dục quyết định thành lập Trường cấp III Cù Chính Lan (nay là Trường THPT Cù Chính Lan).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục