Trong bối cảnh thời đại số, công nghệ thông tin và mạng xã hội (MXH) bùng nổ mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội. Người dùng dễ dàng kết nối, chia sẻ, tiếp cận thông tin, bao gồm cả những thông tin chính thống, tích cực và thông tin xấu, độc, sai trái, bịa đặt. Mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” trên không gian mạng được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh triển khai bước đầu mang lại nhiều kết quả nổi bật.


Những hình ảnh đẹp hoạt động trải nghiệm "Bé tập làm chiến sỹ" của Trường mầm non Yên Lạc (Yên Thuỷ) được lan toả mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Ngành GD&ĐT tỉnh hiện có trên 18,4 nghìn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên với gần 237 nghìn học sinh, sinh viên (HSSV). Có tính xã hội lớn, lực lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên, HSSV đông đảo, nhiều tổ chức trong mỗi nhà trường... là điều kiện thuận lợi để ngành lan toả thông tin tốt, chính thống, tạo ra xu hướng tích cực trên MXH, góp phần định hướng dư luận xã hội, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

Đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT cho biết: "Mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” huy động sự vào cuộc của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên các cơ quan quản lý giáo dục, đơn vị, trường học trong toàn ngành, tạo sự gắn kết, đồng bộ trong công tác truyền thông hoạt động, kết quả nổi bật của ngành GD&ĐT. Đồng thời, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc lan toả thông tin tích cực, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch…”.

Thời gian qua, ngành GD&ĐT thường xuyên quán triệt, tuyên truyền và triển khai đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, HSSV về quan điểm, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trên website, trang thông tin trên MXH. Đến nay, ngành GD&ĐT Hoà Bình có 457 website, 531 fanpage facebook, 531 nhóm zalo. Fanpage Sở GD&ĐT Hoà Bình trên facebook có gần 26 nghìn ngườitheo dõi; mỗi đơn vị, trường học đều lập 1 trang fanpage, nhóm zalo, messenger… Thường xuyên đăng tải các tin, bài, video clip, hình ảnh về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GD&ĐT; mỗi đảng viên đăng tải, chia sẻ ít nhất 1 tin, bài/tuần, đảm bảo 4 tin, bài/tháng; tích cực đăng tải, chia sẻ, tương tác với thông tin tốt; báo xấu tài khoản, bình luận, phản bác thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật…

Trên các trang MXH của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, trường học, không khó để đọc và xem được những thông tin, hình ảnh, video clip về hoạt động GD&ĐT các cấp. Ấn tượng, thu hút hơn cả là những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Đặc biệt, nhiều bài viết lan toả mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của nhân dân với lượng tương tác bình luận, chia sẻ cao. Nổi bật như bài viết của Trường mầm non Bắc Sơn (Kim Bôi) có 1.200 lượt chia sẻ; một số bài viết về hội thi giáo viên dạy giỏi mầm non, gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, mô hình gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc… đều có lượt tương tác cao.

Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” trên không gian mạng của ngành GD&ĐT Hoà Bình là cách làm hay, thiết thực, hiệu quả, từng bước "phủ xanh” thông tin tích cực trên MXH. Qua đó, không chỉ định hướng dư luận xã hội mà còn "giải độc” các thông tin xấu, tiêu cực, phản bác thông tin xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Những kết quả đạt được khẳng định nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên ngành GD&ĐT được nâng lên rõ rệt, từ đó góp phần tuyên truyền nhiều kết quả nổi bật của ngành, đơn vị, trường học, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch.

Để những câu chuyện ý nghĩa, hình ảnh đẹp, người tốt, việc tốt, tinh thần kỷ luật, trách nhiệm, tấm lòng yêu thương… tiếp tục lan toả rộng rãi và tiếp thêm năng lượng sống tích cực cho mọi người, mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” trên không gian mạng cần được nhân rộng trong cộng đồng xã hội.

Linh Nhật


Các tin khác


Những nhà giáo ưu tú tận tụy gieo chữ “trồng người”

Trong không khí hân hoan mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ của quê hương, đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình phấn khởi với những thành tích và kết quả đạt được trong năm vừa qua. Đóng góp vào thành tích chung của ngành không thể không kể đến những tấm gương nhà giáo tâm huyết với nghề, giàu sáng tạo; những nhà giáo ưu tú (NGƯT) hàng ngày đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, lan tỏa sự nhiệt tình, trách nhiệm trong sự nghiệp "trồng người".


Nhân rộng những trường học hạnh phúc

Hiện thực hóa mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục tích cực, nơi mà cả thầy cô, học sinh và phụ huynh đều cảm nhận được niềm hạnh phúc, năm học 2023-2024 ngành Giáo dục TP Hồ Chí Minh đã triển khai bộ tiêu chí xây dựng Trường học hạnh phúc cho tất cả các trường học. Với 18 tiêu chí ở 3 nhóm tiêu chuẩn (về con người; dạy học và hoạt động giáo dục; môi trường), TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai có quy mô bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc ở 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết thí điểm tuyển người có trình độ cao đẳng dạy một số môn học phổ thông

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 16/NQ-CP về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thúc đẩy hoạt động giáo dục thường xuyên

Giáo dục thường xuyên là một hệ thống cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó, các trung tâm giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp có vai trò nòng cốt thúc đẩy học tập thường xuyên, liên tục, học tập suốt đời, qua đó giúp người dân phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Tuyên dương 2 học sinh nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

Hai em Bùi Ngọc Toản và Bùi Nhật Thái, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Bắc Sơn, huyện Kim Bôi đã nhặt được chiếc ví bên trong có giấy tờ cùng gần 3 triệu đồng và trả lại cho người đánh rơi. Hành động đẹp của 2 em góp phần lan tỏa những việc làm tốt trong xã hội.

Mỗi lớp học trong Trường giáo dục chuyên biệt không quá 12 học sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục