Khi chúng tôi đến Học viện Ngân hàng, cô sinh viên Nguyễn Thị Hiền đang lặng lẽ bước từng bước chậm rãi bằng chiếc chân giả từ giảng đường về phòng 104, nhà B ký túc xá.
Cuối năm 2009, Hiền vinh dự cùng 30 sinh viên đạt học bổng dành cho sinh viên khuyết tật vượt khó học giỏi của Công ty Bảo hiểm Prudential và Báo Hà Nội Mới trao tặng. Khi chúng tôi đến Học viện Ngân hàng, Hiền đang lặng lẽ bước từng bước chậm rãi bằng chiếc chân giả từ giảng đường về phòng 104, nhà B ký túc xá. Đôi mắt sáng ngời với khuôn mặt rạng rỡ của cô sinh viên khuyết tật khiến cho những ai tiếp xúc lần đầu cũng đều không nghĩ rằng em đã từng phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi biết tin mình bị ung thư xương, phải cưa bỏ chân trái. Hiền sinh ra trong một gia đình có đến 5 anh em tại xã Viên Sơn, thành phố Sơn Tây (nay là thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) với hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Bố Hiền là thương binh, cả bố mẹ đều làm nông nghiệp nuôi 5 anh chị em Hiền ăn học. Trong gia đình, Hiền là em út cũng là người chăm chỉ, chịu khó học hành nhất. Thế nhưng, đúng vào năm đầu cấp III, Hiền có những triệu chứng ban đầu của căn bệnh ung thư. Bác sỹ thông báo Hiền bị mắc bệnh ung thư xương, chân trái của em không thể giữ được bắt buộc phải cưa bỏ đi. "Em cảm thấy thế giới như sụp đổ, mọi hy vọng, mọi điều tốt đẹp của cuộc sống đã rời bỏ em. Ý nghĩ tìm đến cái chết để giải toả những đau đớn đã bao lần xuất hiện trong em", Hiền tâm sự. Nhưng rồi, một buổi tối, khi cô đang gục mặt bên chiếc bàn học, bố Hiền đã bất ngờ đặt tay lên vai và nói với em: "Con ạ! Bệnh tật là điều không ai muốn. Nhưng, bây giờ, con phải chiến đấu với bệnh tật. Bố, mẹ và các anh chị luôn yêu quý và ở bên con". Những lời nói của bố đến giờ em vẫn nhớ như in. Chẳng hiểu sao, lúc đó, hai bố con ôm nhau, em khóc òa lên. Và cho đến bây giờ, những lời bố nói vẫn giống như điểm tựa, khi nản chí hay có khó khăn gì, em lại nghĩ đến nó và tự nâng cao sự quyết tâm của mình, Hiền tâm sự. Đầu năm học lớp 10, Hiền phải nghỉ học mất một năm để điều trị bệnh cũng như tập đi. Năm 2003, Hiền bắt đầu quay trở lại với trường, với lớp. Cô gái nhỏ bé với đôi nạng gỗ đã không ít lần là tâm điểm bàn tán của bạn bè, cô rất tủi thân khi bị các bạn trêu chọc. Có những lúc, Hiền lặng lẽ ngồi một mình bên cửa sổ lớp nhìn ra ngoài thấy các bạn có thể chạy nhảy một cách vô tư, cổ họng em lại nghẹn ngào, nước mắt muốn chực trào ra. Nhưng, nghĩ đến lời bố dặn, Hiền lại gạt nước mắt đi và cố gắng học thật tốt. Từ lớp 1 đến lớp 12, năm nào em cũng giành danh hiệu học sinh giỏi. Năm lớp 11, em được giải 3 môn hóa học cấp thành phố. Năm 2006, Hiền dự thi đại học, trúng tuyển vào Trường Cao đẳng Ngân hàng. Với quyết tâm cao, cô gái đầy nghị lực ấy đã đăng ký thi Học viện Ngân hàng vào năm 2007. Thật không ngờ, Hiền đã đỗ Học viện Ngân hàng với số điểm giỏi - 24 điểm. Năm 2009, Hiền vinh dự cùng 30 sinh viên khuyết tật vượt khó học giỏi nhận học bổng của Công ty Bảo hiểm Prudential và Báo Hà Nội Mới trao tặng. Hiện nay, ngoài học tập ở trường, Hiền còn tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ sinh viên khuyết tật Hà Nội và được tín nhiệm giao cho làm kế toán Câu lạc bộ. Cô sinh viên có nụ cười rạng rỡ cũng mong sẽ được hoạt động từ thiện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cô. Theo Dantri
Thông tin từ Đại sứ quán Australia tại Việt Nam cho biết, Chính phủ Australia tặng học bổng Endeavour niên khoá 2010 cho 48 nghiên cứu sinh và cán bộ quản lý xuất sắc của Việt Nam sang Australia học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ chuyên môn.
Nhiều trường đang tìm cách “vùng chạy” khỏi mô hình công lập tự chủ tài chính (TCTC). Với cơ chế học phí mới sắp được áp dụng, mô hình trường này sẽ “lặng lẽ” kết thúc sứ mệnh của mình?
Vài năm trở lại đây, SV một số trường đã được tạo điều kiện đi nước ngoài để có cơ hội thực tập tốt hơn. Đây là những chuyến đi đáng nhớ với nhiều bài học từ thực tế, là hành trang tốt để vào đời.
(HBĐT) - Những năm gần đây, sự nghiệp GD&ĐT huyện Tân Lạc có bước chuyển biến đáng kể cả về chất và lượng. Mạng lưới trường lớp, học sinh tiếp tục được củng cố và ổn định, đã huy động tối đa các đối tượng trong độ tuổi đến trường. Các đơn vị, trường học từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng...
TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM đã khẳng định như vậy trong buổi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về những lưu ý đối với thí sinh trong kỳ thi
Cùng với thành tích rất hoành tráng của cá nhân sinh viên này, tập thể Trường ĐH Viễn Đông (Đài Loan) cũng giành được kỷ lục là trường đại học có nhiều bằng sáng chế nhất. 1.078 giấy chứng nhận đã được cấp cho các sáng chế của sinh viên và cán bộ công nhân viên của trường.