Ngày 15/1, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Lễ tuyên dương 405 các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục. Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: “Đây chính là những tình cảm thương yêu đối với những học sinh, sinh viên”.

 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho biết: “Từ năm 2007 đến nay các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đóng góp cho ngành giáo dục là gần 1.300 tỷ đồng; 17,856 triệu USD; 276.828 EUR và 167.127 m2 đất.
 
 Trao tặng bằng khen cho các nhà hảo  tâm đã đóng góp cho ngành giáo dục:  (Ảnh: Hiếu Nguyễn)
 
Các nhà hảo tâm đã đóng góp dưới nhiều hình thức như xây dựng quỹ khuyến học, quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ học sinh nghèo; xây dựng trường, đầu tư trang thiết bị dạy học. Đặc biệt, rất nhiều nông dân nghèo nhưng họ đã hiến đất xây trường; nhiều giáo viên nghèo thì dạy học không lấy tiền; người chở đò miễn phí cho học sinh đi học...

Điển hình là ông Phùng Thanh Hùng (Bạc Liêu) đã hiến tặng hơn 23.000 m2 đất; ông Trần Văn Thưa, nhân viên bảo vệ trường THPT Kiến Văn (Cao Lãnh, Đồng Tháp) tặng 2.802 m2 đất trị giá hàng tỷ đồng; bà Phan Lệ Thu (Đồng Tháp) hiến 2.000 m2 đất thổ cư trị giá 2 tỷ đồng để xây lớp học xóa mù chữ cho con em vùng sâu, vùng xa; bà Nguyễn Thị Tuyết (Sóc Trăng) đã 3 lần hiến đất xây trường, vận động người thân đổi đất gần trường cho mình để tiếp tục tặng trường gần 10.000 m2 đất; tại Kon Tum có 7 gia đình người dân tộc Sơ Drá tự nguyện hiến 19.500 m2 đất; ở xã Vinh Giang (Phú Lộc, Huế), 6 nông dân đã cùng đồng thuận hiến 10.000 m2 đất trồng cây công nghiệp lâu năm làm trường học…

Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã hỗ trợ hàng chục tỷ đồng để hiện đại hóa trang thiết bị dạy học: Tổ chức NEZAID của New Zealand tài trợ 32 tỷ đồng cho tỉnh Bình Định; Công ty Booyoung (Hàn Quốc) giúp 10 triệu USD trang bị bảng viết chống lóa và 10.000 đàn piano kỹ thuật số cho các trường tiểu học trên toàn quốc, Công ty cổ phần Him Lam (hơn 20 tỷ đồng); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (5 tỷ đồng); Tập đoàn Trung Thủy (500 triệu đồng)… đã giúp hàng ngàn học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường mỗi ngày.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho rằng: “Các nhà hảo tâm, các tổ chức, doanh nghiệp liên tục đóng góp cho ngành Giáo dục trước hết vì họ đánh giá cao vai trò của giáo dục đào tạo, đồng thời là tình cảm thương yêu đối với những học sinh, sinh viên. Điều quan trọng nhất là họ đặt niềm tin, gửi gắm và giao nhiệm vụ cho ngành GD-ĐT, cho các thầy cô giáo, làm sao quản lý cho thật tốt, sử dụng thật tốt sự ủng hộ đó, đem lại hiệu quả thiết thực để ngành giáo dục nhanh chóng vươn lên ngang tầm các nước tiên tiến ở khu vực và thế giới”
 
Chủ tịch nước cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tiếp tục ủng hộ cho ngành, tùy theo sức của mình.
 
Sau khi chúc mừng những thành công của ngành giáo dục trong thời gian qua, Chủ tịch nước đề nghị: "Ngành giáo dục phải nghiêm khắc nhìn nhận những khó khăn, hạn chế yếu kếm của mình, chú ý lắng nghe và nỗ lực khắc phục những khó khăn để phát triển xứng tầm của đất nước, đáp ứng được mong mỏi của nhân dân…"
 
Thay mặt ngành giáo dục và đào tạo, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cảm ơn các tập thể, cá nhân đã có đóng góp cho ngành và nêu rõ: "Đây là lần thứ hai Bộ tổ chức tuyên dương, tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn nhiều doanh nghiệp, cá nhân có đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo chưa được các cơ quan phát hiện, giới thiệu vào danh sách khen thưởng. Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng đề nghị các cơ quan tiếp tục phát hiện để đưa vào danh sách khen thưởng lần sau, tổ chức vào năm 2011".

Tại buổi lễ Bộ GD-ĐT đã trao tặng bằng khen cho 194 tập thể, 153 cá nhân; Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục cho 27 tập thể, trong đó có 7 người Việt Nam ở nước ngoài và một tổ chức ở nước ngoài.

                                                                                      Theo Dantri

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục