Để khuyến khích học sinh học nghề, nhiều nơi tại TP.HCM đề xuất và định hướng cho học sinh học trung cấp để làm "bước đệm" lên đại học.
“Dụ” học sinh?
Tại TP.HCM, số học sinh bỏ học khá nhiều vì không đủ sức học lên THPT, CĐ, ĐH, trong khi nguồn nhân lực tay nghề cho xã hội thì thiếu. Trước tình trạng này, việc khuyến khích các em đi học nghề là chủ trương được ủng hộ.
"Giấc mơ vào ĐH" khiến nhiều người coi đó là mục đích cuộc đời. Ảnh phụ huynh chờ con dưới mưa trong đợt thi ĐH, CĐ năm 2009. |
Và trong những biện pháp làm động lực cho học sinh vào học trung cấp, nhiều nơi định hướng con đường liên thông từ trung cấp lên ĐH cho học sinh.
Như ở quận 8, chủ trương đặt dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân - là phải có liên thông lên ĐH - để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD - ĐT cho rằng, việc định hướng này một phần để cho học sinh thấy được tương lai phía trước và thấy được việc học tập là suốt đời. “Trước mắt là để khuyến khích các em vào trung cấp” - ông Thanh nhấn mạnh.
Thế nhưng, việc định hướng cho các em vào trung cấp để làm “bước đệm” lên ĐH có phải là giải pháp hữu hiệu để phát triển giáo dục chuyên nghiệp? Hay nói như ông Mai Văn Bảy, Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam tại TP.HCM là đang “dụ” học sinh.
Lương cao, học sinh tự chọn học nghề
Câu chuyện của ông Mai Văn Bảy, một thợ Tiện bậc 7/7, cũng là tiến sĩ Kinh tế - Xây dựng phần nào nói lên biện pháp hữu hiệu hơn cho vấn đề này.
Ông kể: hồi đó ông là thợ tiện bậc 7/7 hưởng mức lương 93 đồng, cao hơn hẳn lương của một kỹ sư mới ra trường (63 đồng). “Nếu chỉ vì tiền thì tôi không cần đến bằng kỹ sư” - ông chia sẻ.
TS. Mai Văn Bảy, Chủ tịch Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam - TP.HCM. |
Rồi một lần đi dự tiệc, người ta xướng danh những người thành đạt như: bác sĩ, kiến trúc sư... trong khi với ông, người ta xướng lên là: Công nhân Mai Văn Bảy. Lần khác, khi phát biểu trước đám đông, thấy ai cũng nói nhiều, riêng ông chỉ nói được vài ba câu.
Ông tự nghĩ: “Phải chăng mình ngu dốt?”. Để trả lời câu hỏi đó, ông bỏ 9 năm trời đi học ĐH ở Nga và lấy bằng tiến sĩ Kinh tế - Xây dựng như ngày nay. Trong 2 năm đầu bắt tay vào học hành là cả chặng đường khó khăn đối với ông. Nhưng khi đã “bắt nhịp” được, ông chưa bao giờ có con điểm 4 trong vở (thời đó cao nhất là 5 điểm).
“Vào ĐH không phải là mục tiêu của đời người, đây là biện pháp để lập nghiệp. Mục tiêu của lập nghiệp là thành đạt và giàu có. Người học nên lấy việc chuyên nghiệp hóa cái nghề của mình để phấn đấu” - ông Bảy nhấn mạnh.
Ông cho rằng, nếu chính sách tiền lương hợp lý cho thợ có tay nghề cao thì có thể thu hút học sinh vào học nghề, giảm bớt căng thẳng khi học sinh học nghề hay học lên ĐH. Và khi không thể vào ĐH thì học sinh sẵn sàng học nghề để lập nghiệp. Điều kiện học hành hiện nay quá thuận lợi, lúc nào đi học được thì vẫn có thể học.
Sẽ còn thiếu thợ giỏi, thừa cử nhân
Tại hội thảo “Đổi mới và phát triển giáo dục chuyên nghiệp TP.HCM” tổ chức ngày 23/1, nhiều đại biểu cho rằng nên thay đổi cái nhìn của phụ huynh, học sinh đối với giáo dục nghề nghiệp bằng nhiều biện pháp như: nâng chất lượng trường trung cấp, trường dạy nghề bằng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình giảng dạy... Ông Nguyễn Minh Thành, Chủ tịch Hội Dạy nghề TP.HCM cho là nên có trường chuyên nghiệp tầm cỡ quốc gia bên cạnh trường ĐH quốc gia.
Những việc làm đó nếu chỉ để lấy trung cấp làm “đệm”, e rằng phần nào gây lãng phí. Những “bàn tay vàng” đã hiếm nay càng hiếm hơn trong khi kỹ sư, cử nhân ĐH lại có thừa.
Thực tế, ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, bằng cấp đối với họ không phải là quan trọng nhất. Ông Lưu Văn Si, Giám đốc Công ty Đoàn Phát cho biết, mong muốn của người tuyển dụng lao động không gì hơn là tuyển đúng người, đúng việc mà công ty đang cần và có thể bắt tay vào làm công việc ngay, thích nghi nhanh với môi trường làm việc.
Còn ông Nguyễn Văn Hường, Tổng giám đốc Công ty Global Book cho rằng, cho dù học sinh có định hướng thế nào và muốn hoàn thiện các chương trình cao hơn ra sao, thì trước mắt trường trung cấp vẫn phải là môi trường đào tạo lành nghề. Để trong quá trình làm việc, người lao động tốt nghiệp trung cấp có thể hoàn thành những nhiệm vụ của họ trong doanh nghiệp - nghĩa là họ phải có kiến thức, tay nghề và nhất là tính chuyên nghiệp trong lao động.
Theo Vnn
Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) cho biết đang kiến nghị tăng lệ phí thêm mười nghìn đồng một bộ hồ sơ dự thi đại học, cao đẳng trong kỳ thi tuyển sinh năm nay.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý vừa có công văn yêu cầu các Sở GD-ĐT địa phương tập trung rà soát lập danh sách đối tượng HS có thể thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở trong dịp Tết và sau Tết để có biện pháp hỗ trợ kịp thời từ phía ngành GD.
(HBĐT) - Ngày 26/01, Trường Mầm non Đồng Tiến đã tổ chức đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Thủ tướng Chính phủ trao tặng vì “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo giai đoạn 2004 - 2009”
(HBĐT) - Nằm cách thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ) hơn 1km, đã từ lâu Trường Cao Đẳng nghề Cơ - Điện Tây Bắc được biết đến như là một trung tâm đào tạo nghề có uy tín trong vùng. Từ mái thường này, đã có hàng trăm thế hệ trưởng với hàng nghìn sinh viên, công nhân kỹ thuật được đào tạo, trưởng thành đem công sức của mình góp phần xây dựng đất nước
Ngày 25-1, Quỹ khuyến học Việt Nam, Báo Khuyến học và Dân trí, Hội Khuyến học thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Hội khuyến học tỉnh Kon Tum và Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã trao 100 suất học bổng cho các học sinh tiểu học thuộc diện con em bộ đội, con thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật, mồ côi trên địa bàn tỉnh có thành tích vượt khó học giỏi.
Thế hệ trẻ hiện nay thường chủ yếu giao tiếp với nhau thông qua các công cụ giao tiếp hiện đại như "chat", viết blog qua Internet… hay nhắn tin điện thoại. Điều này khiến cho ngôn ngữ nói của các em ngày càng hao mòn và có nguy cơ bị thất nghiệp cao do gặp phải những vướng mắc khi trả lời phỏng vấn.