Mồ côi cha từ khi mới lọt lòng, lên 10 tuổi Thanh Thảo đã phải tự kiếm sống để nuôi mẹ và người bác ốm đau. Vậy mà suốt 12 năm học, Thảo luôn là học sinh khá, giỏi, và cô bé kiên cường ấy hiện là sinh viên năm 2 ĐH Y Hải Phòng.

 

Khó khăn chồng chất khó khăn.                 

Ngôi nhà cũ kỹ, tồi tàn rộng chưa đầy 20 mét vuông với đầy những nilon, giấy vụn, chai, lọ, tải rách... Trong nhà chỉ trơ trọi một chiếc giường, mặc cho cơn gió lạ lùa vào làm tê cóng chân tay. Quang cảnh mái ấm của gia đình em Nguyễn Thị Thanh Thảo ở thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái (Thuận Thành, Bắc Ninh) ít nhiều làm cho chúng tôi nghĩ đến cái lều mà một ai đó dựng lên để hành nghề thu mua phế liệu.

Thảo với thân hình nhỏ thó, nước da hơi ngăm đen, bận chiếc áo thấm đẫm mồ hôi, ánh mắt buồn xa xăm, bắt đầu kể cho chúng tôi nghe câu chuyện với chuỗi ngày tháng bất hạnh vây kín cuộc đời của hai mẹ con.

Gần 20 cái tết trôi qua, cũng như biết bao ngày bình thường khác, trong bữa cơm chỉ có ba người phụ nữa với nhau, lặng lẽ ăn, lặng lẽ nhìn đĩa rau với bát nước mắm trên chiếc mâm sắt ngả màu. Khi nhỏ, Thảo vô tình cất tiếng hỏi: “Cha con không về hả mẹ?”, thì thấy mẹ mình im lặng, nước mắt cứ tuôn rơi. Lớn lên, Thảo mới biết mình bị bố bỏ rơi ngay từ khi còn trong nôi.

Thanh Thảo và mẹ.

Nỗi buồn thiếu vắng cha đó cứ dài theo năm tháng cho đến khi những tai ương khác tìm đến người mẹ gầy gò ốm yếu của Thảo. Căn bệnh thận không chỉ cướp đi sức lao động của mẹ Thảo từ khi Thảo chưa lên 10 tuổi, mà còn đeo bám, ăn mòn một phần tư quả thận của bà. Vậy mà nỗi đau vẫn chưa hết, bác gái của Thảo, người mà Thảo coi như bà mẹ thứ 2, suốt 20 năm nay lay lắt, điêu đứng với căn bệnh tâm thần phân liệt và bà đã bị vôi hóa 4 đốt cột sống. Bà cũng đã 2 lần mổ vì dạ dày và viêm xương.

Nén những cơn đau vào trong vì gánh nặng mưu sinh vẫn còn đó, mẹ Thảo phải đi làm thuê làm mướn: đi cấy thuê và làm bất cứ việc gì miễn là có tiền đong gạo thổi cơm. Khi ở quê hết việc thì bà sang Bát Tràng để gánh gạch, nặn than. Khi sức khỏe yếu dần không còn ai thuê nữa thì bà đi nhặt nilon, giấy vụn về bán cho đại lý.

Khi những cơn đau quặn thắt, tối tăm mặt mũi tìm đến bà thì bà phải nằm viện để điều trị. Bác sỹ kết luận mẹ Thảo bị suy thận độ 4. Sức khỏe của bà không đảm bảo cho một ca mổ nào nữa, đến nước này chỉ còn đường chạy thận nhân tạo. Tưởng như mọi bất hạnh đều dồn đến với Thảo.

Biến ước mơ trở thành hiện thực

Bỏ qua những buồn đau và mặc cảm, ngày ngày Thảo vẫn đến trường đều đặn. Vì không có thì giờ để học bài ở nhà, Thảo học thuộc bài ở ngay trên lớp. Vậy mà cả 12 năm Thảo đều đạt học sinh khá, giỏi và đặc biệt nhiều năm đứng đầu lớp về thành tích học tập.

Sống thiếu vắng tình cha, phải đối mặt với miếng cơm manh áo ngay từ khi còn thơ bé, nhiều lúc ngã gục vì kiệt sức, vậy mà Thảo chưa bao giờ mất niềm tin vào cuộc sống. Em luôn mơ ước một ngày trở thành bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho mẹ, bác gái và những người nghèo không có tiền chữa bệnh.

Giấy báo trúng tuyển vào khoa bác sĩ đa khoa Trường đại học Y Hải Phòng năm học 2008 - 2009 với số điểm 25,5 chính là liều thuốc an thần lớn nhất mà Thảo dành tặng mẹ và bác gái. Cô cười tươi rạng rỡ kể lại chuyện cũ với tôi nhưng không giấu được nỗi lo bởi cuộc sống phía trước.

Hiện là sinh viên năm thứ hai, Thảo thấy mình cần phải cố gắng nỗ lực học tập hơn nữa để trở thành một bác sĩ vững vàng về tay nghề, y đức tốt. Cô luôn tận dụng thời gian rảnh để đi làm thêm lấy tiền trang trải cho học hành.

Luôn mơ ước sẽ trở thành bác sĩ giỏi, Thảo rất vui khi đỗ Trường ĐH Y Hải Phòng.

Tất bật với cuộc sống sinh viên vậy mà kỳ nào Thảo cũng dành học bổng của trường. Rồi tháng 9 năm 2008, Thảo nhận được học bổng của Tổ chức từ thiện Australia dành cho trẻ em Việt Nam (ACCV).

Chia sẻ với tôi, Thảo nói: “Em sẽ dành học bổng của mình để chạy thận nhân tạo cho mẹ và mua thuốc chữa bệnh cho bác gái”.

Tiễn tôi ra tận ao làng, Thảo nói: “Em sẽ không bao giờ từ bỏ ước mơ đâu anh ạ. Và em biết dù có khó khăn thế nào mình cũng phải cố gắng vượt qua. Em sẽ cố gắng hết sức khi mình còn có thể!”.

 

                                                                               Theo Dantri

Các tin khác

Ban CHQS huyện Đà Bắc và trường PTTH Đà Bắc ký cam kết nhận đỡ đầu học sinh nghèo hiếu học.
Thầy và trò trường THPT Thạch Yên vẫn đang nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục
Không có hình ảnh

Nhà toán học lại từ chối giải thưởng 1 triệu đô la?

Sau khi từ chối giải thưởng Fields danh giá, nhà Toán học Grigori Perelman liệu có nhận giải thưởng trị giá 1 triệu USD hay không?

Thành lập Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ ngày 22-3 đã đồng ý về chủ trương thành lập Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

95% số học sinh, sinh viên chưa nhận thức đúng về kỹ năng sống

Ngày 21-3, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm với chủ đề "Những kỹ năng thực hành cần thiết cho học sinh THPT" nhằm trao đổi các kinh nghiệm giữa các chuyên gia giảng dạy, đồng thời lắng nghe ý kiến từ học sinh, phụ huynh học sinh, từ đó xây dựng định hướng suy nghĩ đúng đắn cho các em.

Hội LHPN tỉnh khai giảng lớp sơ cấp ngành công tác phụ nữ khoá 1

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức lễ khai giảng khoá học sơ cấp ngành công tác phụ nữ khoá 1 năm 2010 tại tỉnh. Tham gia khoá đào tạo có 70 học viên là cán bộ hội chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc

(HBĐT) - Năm học 2009 – 2010, toàn tỉnh có 108.560 học sinh dân tộc thiểu số ở tất cả các cấp học, chiếm 56,25% tổng số học sinh trong tỉnh.

Những ngành cho học sinh xuất sắc

Bảy trường ĐH trong cả nước dành hơn 700 chỉ tiêu cho chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư tài năng với nhiều ưu đãi

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục