Đó là tên của cuộc hội thảo đầy thú vị diễn ra vào chiều ngày 21/3 tại lễ hội sách TPHCM lần thứ 6 với một loạt các diễn giả nổi tiếng như nhà văn Nguyên Ngọc, nhà báo Lý Trường Chiến - Phó tổng thư ký báo Dân Trí, PGS.TS. Trần Hữu Tá…
Đúng như tên gọi, tâm điểm của buổi hội thảo nói về những lợi ích, tầm quan trọng của việc đọc sách, thói quen cũng như những hạn chế của người Việt đối với việc đọc sách… Buổi hội thảo còn nhằm kêu gọi việc hưởng ứng Ngày Thế giới đọc sách (ngày 23/4 hàng năm) và việc cần thiết có một ngày đọc sách riêng của người Việt Nam để toàn xã hội quan tâm đúng mực hơn trong việc đọc sách, xây dựng một xã hội học tập, một nền kinh tế tri thức phù hợp với đòi hỏi sống còn của thời đại. Đồng thời còn nhằm kêu gọi ủng hộ 10.000 chữ ký vì Ngày đọc sách Việt Nam.
“Tôi đọc được một thống kê rất buồn, đó là ở Việt Nam trung bình chỉ có hai đầu sách trên một đầu người. Đó là một con số quá ít ỏi. So với thế giới, con số khiêm tốn đó có thể khiến cho bất kỳ ai cũng giật mình, lo sợ. Việt Nam có truyền thống hiếu học, ham đọc sách từ xưa nay. Nhưng bây giờ các bạn đọc quá ít, quá chậm” - một diễn giả buồn bã nói.
“Tôi hoàn toàn đồng ý với lý do các bạn ít đọc sách là bởi các bạn đọc quá chậm. Ở Việt Nam, trung bình các bạn đọc được khoảng 240 từ/phút. Đó là một con số quá ít, riêng tôi đọc được 1.200 từ. Đọc chậm khiến các bạn mất quá nhiều thời gian trong khi cùng với số thời gian dành cho đọc sách, tôi có thể tiếp thu được lượng kiến thức gấp 5 lần như vậy. Đó là một con số đáng suy nghĩ đấy chứ. Tôi nghĩ không chỉ bản thân những diễn giả ở đây mà hầu hết các bạn đều ý thức được tầm quan trọng của ngày đọc sách và sự cần thiết có một ngày đọc sách toàn dân. Và chúng ta ở đây đều mong muốn sẽ không chỉ có một ngày một năm mà có hẳn một tháng đọc sách của người Việt” - diễn giả Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Trong phần tham luận của mình, diễn giả Lý Trường Chiến đưa ra một con số thống kê đáng giật mình: “Trong một cuộc khảo sát “bỏ túi”, kết quả thu được rất đáng lo ngại. Hơn 70% sinh viên cho biết họ chỉ học trong sách giáo khoa mà không tham khảo thêm sách vở khác. Chỉ 12% cho biết có đọc sách, truyện khác ngoài chuyên môn. 80% không đọc sách một năm qua. 98% không đọc sách tuần qua và gần 100% gần như không để ý tới thơ. Đó quả là một con số khủng khiếp.”
Ông Lý Trường Chiến còn tiếp tục đưa ra những con số khác trong buổi nói chuyện của mình: “Khảo sát hơn 2.000 sinh viên, hầu hết các sinh viên đều đánh giá rất cao những kỹ năng cứng như kiến thức học đọc, tầm quan trọng của ngoại ngữ (94%), khả năng sử dụng máy tính (92,9%) trong khi các ứng xử xã hội thì gần như không được quan tâm. Vậy các em sẽ sống thế nào? Làm việc với ai? Quan hệ xã hội sẽ ra sao?”
“Có thể thấy mong ước của những em này rất thực dụng nhưng lại không cụ thể, hiểu biết và động cơ còn rất mơ hồ về việc thực hiện các ước mơ. Tư duy thụ động, suy nghĩ nghèo nàn…, đó là một trong những điều khá nguy hiểm khi lựa chọn tương lai phía trước. Để thay đổi điều đó, không chỉ có định hướng của các thầy cô, những bậc phụ huynh, những người đi trước mà chính tự bản thân các em cũng có thể tự thay đổi bằng cách học hỏi và đọc sách. Sách là kho trí thức vô tận” - diễn giả Lý Trường Chiến khẳng định.
Không chỉ có các diễn giả, các sinh viên tham dự trong buổi hội thảo cũng đưa ra được nhiều ý kiến khác ủng hộ ngày đọc sách và tầm quan trọng của việc đọc sách.
Bạn Võ Hoàng Anh, sinh viên trường ĐH KHTN TPHCM, nói trong bài tham luận của mình: “Đọc sách cần có lựa chọn chứ không phải theo trào lưu, đọc sách là đọc cả đời chứ không phải chỉ một ngày. Em nghĩ mỗi bạn sinh viên đều nên đọc một cuốn sách một tuần. Việc cho ra đời ngày sách quốc gia là một sự kiện quan trọng mà sinh viên chúng em sẽ hết sức ủng hộ”.
Buổi hội thảo diễn ra rất sôi nổi và hào hứng. Không chỉ nói đến những vấn đề còn tồn tại và tầm quan trọng của việc đọc sách, những người tham dự còn có những hành động hết sức thiết thực đầu tiên khi cùng nhau ký tên ủng hộ cho chương trình 10.000 chữ ký cho Ngày đọc sách Việt Nam như là một hành động đầu tiên đánh dấu cho những nỗ lực thay đổi tiếp theo. Ai cũng háo hức và hi vọng sẽ ngày càng có nhiều hơn những buổi hội thảo thú vị và có ích như vậy.
Theo DanTri
(HBĐT) - Năm học 2009 – 2010, toàn tỉnh có 108.560 học sinh dân tộc thiểu số ở tất cả các cấp học, chiếm 56,25% tổng số học sinh trong tỉnh.
Bảy trường ĐH trong cả nước dành hơn 700 chỉ tiêu cho chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư tài năng với nhiều ưu đãi
Một ngôi trường làng không đủ phòng học cho học sinh (HS) nhưng đã biến điều không thể thành có thể. Ngôi trường này cũng có một công trình bích họa theo dòng lịch sử “có một không hai” do chính tập thể HS “trổ tài”. Đó là ngôi trường mang tên vị anh hào trẻ tuổi Trần Quốc Toản.
Cho tới thời điểm VietNamNet thực hiện bài viết này, nhiều gia đình có con đang theo học ĐH-CĐ tại 9 xã ở huyện Hoằng Hóa và các huyện ở Thanh Hóa đang đứng trước nguy cơ phải cho con nghỉ học. Đây là những hộ được hỗ trợ tiền vay từ chương trình "sinh viên vay vốn học tập" nhưng đã hết một học kỳ, chưa nhận được vốn vay. Thực hư tình trạng trên như thế nào?
Ngày 21-3, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh”, Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh phối hợp Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên tổ chức Ngày hội tham vấn hướng nghiệp “Vững bền tương lai” cho học sinh các khối cuối cấp phổ thông trung học trên địa bàn thành phố.
Sinh viên đại học hiện nay không học nhiều như trước đây. Có thể đó là vì các giảng viên đang kỳ vọng ít hơn so với 40 năm trước. Hoặc có thể các SV ngày nay bị sao lãng bởi iPod, điện thoại di động và Facebook, những thứ không hề tồn tại vào 40 năm trước.