Con đường đến trường của học sinh trường THCS Cuối Hạ

Con đường đến trường của học sinh trường THCS Cuối Hạ

(HBĐT) - Năm học 2009 – 2010, toàn tỉnh có 108.560 học sinh dân tộc thiểu số ở tất cả các cấp học, chiếm 56,25% tổng số học sinh trong tỉnh.

 

Những năm qua, ngành GD&ĐT đã có nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện của tỉnh miền núi, động viên, cổ vũ, khích lệ con em các dân tộc đến trường học tập, thực hiện tốt công tác phổ cập DGTH đúng độ tuổi. Tuy nhiên, giáo dục dân tộc vẫn còn nhiều khó khăn cần những giải pháp, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng.

 

Nỗ lực không ngừng

 

Đến nay, quy mô trường lớp, học sinh trong tỉnh phát triển mạnh với 207 trường mầm non, 219 trường TH, 19 trường PTCS, 209 trường THCS, 38 trường THPT, 12 Trung tâm GDTX, 210 trung tâm học tập cộng đồng… 100% các huyện vùng khó khăn có trường DTNT, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia. Với hệ thống trường lớp đến tận thôn bản đã thu hút tối đa học sinh dân tộc thiếu số đến trường. Ông Nguyễn Minh Thành, GĐ Sở GD&ĐT cho biết: Ngành GD&ĐT tỉnh đã đảm bảo tốt nhất về “Quyền được giáo dục, học tập của trẻ em”. Tỷ lệ trẻ đi học bình quân hàng năm từ 99,5 – 99,8%. Cơ hội học tập của trẻ khuyết tật người dân tộc cũng được quan tâm chăm lo theo hình thức giáo dục hoà nhập. Chất lượng dạy, học ở các trường vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc được nâng lên. Tỷ lệ học sinh dân tộc tốt nghiệp và thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ ngày càng nhiều, riêng trường PT DTNT tỉnh đạt trên 60%. Tỉnh giữ vững và nâng cao kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục CMC, phổ cập giáo dục THĐĐT và phổ cập giáo dục THCS. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là người dân tộc không ngừng được nâng cao. Toàn tỉnh có 6.180 CB, CNV là người dân tộc thiểu số, trong đó có 98% giáo viên tiểu học, 96% giáo viên THCS, 99,8% giáo viên THPT đạt chuẩn và trên chuẩn. Công tác đào tạo cán bộ, giáo viên là người dân tộc Mông được quan tâm. Hiện có 42 giáo viên mầm non và tiểu học là người Mông đang trực tiếp giảng dạy tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Bên cạnh đó, sở tổ chức đào tạo giáo viên cắm bản gồm các dân tộc Mường, Tày, Thái, đáp ứng đội ngũ giáo viên tại những vùng đồng bào dân tộc khó khăn. Điều động các giáo viên giỏi, cốt cán đến các trường vùng này đề giảng dạy, giúp đỡ đổi mới, nâng cao phương pháp dạy học. Tập huấn kỹ thuật quản lý và dạy lớp ghép cho cán bộ, giáo viên. Tăng cường cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị dạy học. Thực hiện tốt chế độ chính sách về giáo dục dân tộc; chính sách cử tuyển; chính sách đối với giáo viên, học sinh công tác ở vùng dân tộc miền núi. Xây dựng quỹ giúp đỡ vùng khó khăn, phát động cuộc vận động “Quan tâm, giúp đỡ học sinh khó khăn, học sinh dân tộc” trong toàn ngành.

 

Khó khăn giáo dục dân tộc

 

Chúng tôi đã có lần đến xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi. Buổi sáng mùa đông trên con đường làng lổn nhổn đá, bóng dáng hai em nhỏ trong chiếc áo mỏng manh quốc bộ đến trường làm chúng tôi xúc động. Em Bùi Thị Thơm kể: Chúng em nhà gần hơn còn đỡ, có bạn ở xa phải dậy từ tờ mờ sáng, soi đèn pin mới đến trường kịp giờ học, mùa mưa phải vượt suối. Hiệu trưởng trường THCS Cuối Hạ Lê Văn Sỏi chia sẻ: Trường đã được xây dãy nhà hai tầng nhưng không đủ phòng, vẫn phải học thêm tại khu nhà tranh, vách đất. Các em học sinh xã Vầy Nưa (Đà Bắc) lại phải tự chèo thuyền nan lênh đênh trên lòng hồ mới đến được trường. Những đôi bàn tay nhỏ hết giờ cầm bút lại phải tự rửa nồi, xoong, kiếm củi, rau nấu cơm ăn theo hình thức bán trú dân nuôi. Thầy Xa Văn Yêm, Hiệu trưởng trường TH Vầy Nưa cho biết: Học sinh dân tộc trước khi vào lớp 1 còn phải mở lớp dạy tiếng phổ thông để các em dễ tiếp thu bài. Các chi trường ở những xóm xa thì tổ chức lớp ghép, một giáo viên dạy học sinh ở các trình độ khác nhau. Điều kiện kinh tế khó khăn, đường xá không thuận lợi cùng với việc xiết chặt thi, chấm điểm theo cuộc vận động “hai không” đã làm cho không ít học sinh bỏ học giữa chừng, trong đó chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số.

 

Mặt khác, theo đánh giá của Sở GD&ĐT, một bộ phận giáo viên tiểu học, trong đó có giáo viên người dân tộc thiểu số vừa thừa về số lượng, yếu về chất lượng. Chất lượng dạy và học ở vùng sâu, vùng cao, vùng lòng hồ, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều hạn chế. Các chính sách đã ban hành chưa đủ khuyến khích nghề dạy học. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn thấp, còn những phòng học tranh tre nứa lá, chưa được kiên cố. Cơ chế tổ chức, quản lý còn kém hiệu lực.

 

Đi tìm giải pháp

 

Theo ông Nguyễn Minh Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT, để nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, trước hết cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên vùng này. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo của người học. Thực hiện chế độ chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người học; quan tâm, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng lòng hồ sông Đà. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên vùng đồng bào dân tộc đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo, vững về tư tưởng chính trị và tinh thông về nghiệp vụ sư phạm. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho cho giáo dục vùng dân tộc; xây dựng trường lớp kiên cố, hiện đại. Đổi mới cơ chế quản lý, chỉ đạo phù hợp; phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở, huy động mội nguồn lực để phát triển giáo dục. Tiếp tục củng cố thành quả xoá mù chữ - PCGDTH, đặc biệt chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Củng cố và tăng cường hệ thống các trường DTNT, trường bán trú dân nuôi, thu hút học sinh đến trường, chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học, thất học, học sinh khó khăn, nghèo phải bỏ học. Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh. Bên cạnh đó, cần quan tâm đầu tư kinh phí thông qua các chương trình, dự án giúp đỡ các xã ĐBKK phát triển GD&ĐT vùng dân tộc ít người; xây dựng trường DTNT liên xã, nhà ở cho giáo viên, đào tạo nguồn cán bộ dân tộc từ các trường DTNT. Có chế độ thoả đáng đối với học sinh, giáo viên người dân tộc có thành tích xuất sắc. Có chính sách và chiến lược lâu dài đào tạo đội ngũ giáo viên người dân tộc có trình độ trên chuẩn.

 

                                                                              Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục