Học phí tăng làm tăng thêm gánh nặng cho sinh viên

Học phí tăng làm tăng thêm gánh nặng cho sinh viên

Với lý do chi phí đầu vào tăng, bù trượt giá, tăng mua sắm trang thiết bị… nhiều trường đại học ngoài công lập (ĐHNCL) công bố sẽ tăng học phí trong năm 2010. Nhưng liệu đây có phải là mức phí “cuối cùng” hay các trường vẫn tiếp tục bắt người học phải gánh thêm những khoản phụ thu khác?

Cao nhất 150 triệu đồng/năm

Thực hiện “công khai học phí” theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, thông tin học phí năm học 2010 - 2011 đã được nhiều trường cụ thể hóa trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010”. Điều dễ nhận biết nhất đối với các trường mang yếu tố quốc tế là phần lớn học phí được quy đổi thành tiền Việt để người học dễ nhận biết. Giữ kỷ lục về mức thu học phí năm học mới là Trường RMIT với mức thu tối thiểu khoảng 15 triệu đồng/tháng (hơn 150 triệu đồng năm). Mức phí này tăng tương đối cao so với năm học 2009 (cao nhất khoảng 6.000 USD/năm).

Tiếp theo lần lượt là Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn mức phí 37.000.000 - 42.550.000 đồng/năm cho chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt, từ 96.200.000 - 105.450.000 đồng/năm cho chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh; ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM khoảng 55 triệu đồng/năm, ĐH FPT học phí 20.327.000 đồng/học kỳ.

Tuy nhiên, những trường này bao giờ cũng đạt chữ “khoảng” hay kèm theo phía sau mức học phí dòng chữ “học phí sẽ được tính theo tỷ giá của ngân hàng”… Như vậy, mức học phí ngất ngưởng này thực tế có thể sẽ tiếp tục nhảy múa chứ không ấn định như đã công khai.

Cùng với các trường có mức học phí cao ngất nói trên, nhiều trường ĐHNCL khác cũng bắt đầu rục rịch dự kiến hoặc tăng khoảng 10%-20% so với năm học 2009-2010.

Mức học phí thấp nhất đối với các trường ĐHNCL ở mức 500.000 đồng/tháng (5.000.000 đồng/năm), tăng khoảng 20% so với năm ngoái. Cụ thể, Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM nhảy vọt từ mức 800.000 đồng/tháng lên thành 1,1 triệu đồng/tháng (tăng 300.000 đồng/tháng); Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM cũng tăng từ 10 triệu đồng/năm lên thành 11,5 triệu đồng/năm (ngành CNTT, quản trị kinh doanh), các ngành khác thấp hơn chút đỉnh là 11,3 triệu đồng/năm… Ngay cả trường có mức phí ổn định như ĐH DL Văn Lang TPHCM cũng dự kiến học phí sẽ giao động từ 8 – 10 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1 triệu đồng so với học phí năm 2009).

Theo lãnh đạo của nhiều trường ĐH công lập, nhà trường sẽ tăng học phí kịch trần 240.000 đồng/tháng (theo quy định của Chính phủ) trong năm học mới. Còn mức phí mới theo đề án của Bộ GD-ĐT, khi nào chính thức có thông báo áp dụng các trường mới thực hiện.

Chất lượng có cao?

Nhìn vào mức học phí mà các trường ĐHNCL công bố có thể thấy quan điểm “coi học phí thấp là một lợi thế để cạnh tranh, thu hút thí sinh” đã không hợp thời, thay vào đó là cuộc chạy đua nâng cấp học phí vì đánh vào tâm lý “tiền cao chất lượng sẽ cao”. Tuy nhiên thực tế có bao nhiêu trường đạt đúng với tiêu chí “tiền nào của nấy” như người học đánh giá thì vẫn phải chờ câu trả lời từ “khách hàng”.

Thực tế cho thấy, nhiều trường tăng học phí từ năm 2008 cũng với lý do rất hợp tình hợp lý “tăng vì phải tăng đầu tư cho cơ sở vật chất”, nhưng đến nay đã 2 năm rồi mà cơ sở vật chất vẫn y như cũ, trường lớp vẫn mãi điệp khúc thuê mướn, chật chội, giảng viên vẫn thiếu triền miên. Năm 2009, một số trường ĐH tuy đã công bố công khai mức học phí nhưng mức thu thực tế lại cao hơn khoảng 30%-40% vì phải thêm các khoản phí câu lạc bộ, đồng phục, cặp táp… do nhà trường quy định.

Lý do chung nhất được các trường đưa ra là sự biến động về giá cả trong thời gian qua. Đại diện một trường ĐHNCL tại Đồng Nai cho hay, nhà trường chỉ điều chỉnh đôi chút (căn cứ theo tốc độ trượt giá thực tế) chứ không thể nói tăng. Trong khi đó, nhiều trường tại TPHCM viện dẫn với lý do mức tăng học phí trong năm học 2010-2011 là để nhà trường chi trả những khoản tiền trượt giá trong chi phí hoạt động bao gồm các khoản như: thuê mặt bằng, điện nước, thù lao giảng viên... đều tăng. Một số trường khác thì cho rằng, trường tăng học phí vì phải đầu tư mua thêm trang thiết bị thực hành cho sinh viên.

Trong tổng số 46 trường ĐHNCL tăng học phí, có rất nhiều trường tỷ lệ sinh viên/giảng viên, diện tích xây dựng… không đạt quy định của Bộ GD-ĐT nhưng học phí vẫn cứ tăng như: ĐHDL Văn Lang, ĐHDL Hùng Vương, ĐHDL Phương Đông, ĐHDL Đông Đô, ĐHDL Đại Nam…

Qua kết quả thực hiện “3 công khai”, rất nhiều trường dù hàng loạt tiêu chí cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo không đạt nhưng học phí vẫn cứ tăng hàng năm. Liệu như thế chất lượng có tương xứng với đồng tiền mà người học phải bỏ ra?

Đối với các trường ĐH công lập, trên cơ sở nguyên tắc “chia sẻ kinh phí đào tạo giữa Nhà nước và người dân”, Bộ GD-ĐT đề xuất khung học phí theo bảy nhóm ngành. Khung học phí cụ thể từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014 - 2015 như sau:

Nhóm ngành đào tạo và khung học phí tính theo đơn vị đồng/tháng

1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật:  Từ 290.000 đến 550.000

2. Kỹ thuật, Công nghệ: Từ 310.000 đến 650.000

3. Khoa học tự nhiên: Từ 310.000 đến 650.000

4. Nông - lâm - thủy sản: Từ 290.000 đến 550.000

5. Y dược: Từ 340.000 đến 800.000

6. Thể dục thể thao, nghệ thuật: Từ 310.000 đến 650.000

7. Sư phạm: Từ 280.000 đến 500.000

 

                                                                             Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ban CHQS huyện Đà Bắc và trường PTTH Đà Bắc ký cam kết nhận đỡ đầu học sinh nghèo hiếu học.

Trường THPT Thạch Yên: Nhiều khó khăn để nâng cao chất lượng giáo dục

(HBĐT) - Khởi điểm là chi trường THPT Cao Phong được đặt tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, đến nay, trường THPT Thạch Yên là nơi em học sinh của 5 xã Yên Thượng, Yên Lập, Tân Phong, Nam Phong và Dũng Phong “ươm mầm” con chữ.

Bạo lực học đường: 'Trông người rồi ngẫm đến ta'

Khi các nguồn dồn dập báo hung tin về chuyện trẻ em đánh nhau, nhiều quan chức vẫn xướng lên câu thần chú: “Đây là trách nhiệm của toàn xã hội”. Vậy là vẫn chuyện thần kỳ. Vì với nhiều phụ huynh, “toàn xã hội” gợi nhớ hình tượng “không ai cả" trong chuyện Ulitxơ của thần thoại Hy Lạp.

Tết đọc sách - tại sao không?

Đó là tên của cuộc hội thảo đầy thú vị diễn ra vào chiều ngày 21/3 tại lễ hội sách TPHCM lần thứ 6 với một loạt các diễn giả nổi tiếng như nhà văn Nguyên Ngọc, nhà báo Lý Trường Chiến - Phó tổng thư ký báo Dân Trí, PGS.TS. Trần Hữu Tá…

Nhà toán học lại từ chối giải thưởng 1 triệu đô la?

Sau khi từ chối giải thưởng Fields danh giá, nhà Toán học Grigori Perelman liệu có nhận giải thưởng trị giá 1 triệu USD hay không?

Thành lập Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ ngày 22-3 đã đồng ý về chủ trương thành lập Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

95% số học sinh, sinh viên chưa nhận thức đúng về kỹ năng sống

Ngày 21-3, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm với chủ đề "Những kỹ năng thực hành cần thiết cho học sinh THPT" nhằm trao đổi các kinh nghiệm giữa các chuyên gia giảng dạy, đồng thời lắng nghe ý kiến từ học sinh, phụ huynh học sinh, từ đó xây dựng định hướng suy nghĩ đúng đắn cho các em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục