Những vụ bạo lực học đường xảy ra liên tiếp trong thời gian qua đã làm cho cả xã hội lo lắng. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến chuyện “chạyï” trường cho năm học tới hứa hẹn sẽ “nóng” hơn bao giờ hết dù quy định nêu rất rõ: không tuyển HS trái tuyến.
Học sinh lớp 9 trường THCS Kim Đồng (Q5, TPHCM) tìm hiểu thông tin tuyển sinh ở các trường THPT. Ảnh: Mai Hải |
“Đứng” trường này “trông” trường nọ
Nghe tin con mình sẽ vào học đúng tuyến ở Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (đường Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, quận 1) thay vì vào học Trường Lê Ngọc Hân cách đó không xa, vợ chồng anh Nguyễn Hồ Việt (ở khu phố 2 phường Bến Thành) phân bì: “Cùng một phường mà sao những HS ở bên kia đường được học ở Trường Lê Ngọc Hân (đường Sương Nguyệt Anh, quận 1)”.
Trông vào khuôn viên Trường Nguyễn Huệ có vẻ thoáng hơn Trường Lê Ngọc Hân nhưng vợ chồng anh Việt vẫn không hài lòng vì lý do chất lượng giảng dạy và môi trường học tập của Trường Lê Ngọc Hân có phần trội hơn Trường Nguyễn Huệ. “Gia đình tôi đang cố gắng tìm mọi cách để xin cho cháu vào học ở Trường Lê Ngọc Hân là tốt nhất”, anh Việt bộc bạch thẳng nguyện vọng.
Cũng trong tâm trạng “đứng núi này trông núi nọ” như anh Việt, chị Phạm Thị Thanh ở phường 15, quận 8 hiện có con trai đầu lòng đang “học lớp lá” tại Trường Mầm non quận 5 tâm sự: “Theo phân bổ của ngành giáo dục thì con tôi có “suất” ở trường gần nhà nhưng chất lượng của mấy trường này không cao, địa bàn lại phức tạp, đánh nhau, chửi nhau suốt. Vì vậy, gia đình cũng tìm cách “chạy” cho con vào Trường Trần Bình Trọng (phường 4, quận 5). Nghe người ta nói một số giáo viên và cán bộ phòng có suất nên ông xã tôi cũng đang nhờ một chú bên phòng giáo dục xin cho cháu vào Trường Trần Bình Trọng nhưng chưa biết kết quả thế nào”.
Chạy trường hiện nay đồng nghĩa với việc chạy hộ khẩu. Cả 2 vợ chồng chị L.T.H. đều làm việc ở quận 1 nên tháng 11-2009 chị cũng đã chạy được cho con một suất hộ khẩu ở phường Bến Nghé, quận 1 để xin cho con vào học ở Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên chị cũng đang lo lắng vì nếu như mọi năm thì trường này luôn bị áp lực do HS đăng ký quá đông nên diện ưu tiên phải có hộ khẩu lâu năm tại đây mới vào nổi và chị cũng đang tìm mọi cách để “chạy trường”.
Cho đến thời điểm này, dù không có hộ khẩu ở các quận trung tâm nhưng vẫn còn rất nhiều phụ huynh hy vọng “chạy” cho con được một suất vào các trường ở quận 1, quận 3, tốn kém tiền bạc đối với họ không thành vấn đề mà họ chỉ sợ “chạy” không đúng cửa mà thôi.
Theo ghi nhận của chúng tôi, bất cứ trường điểm, trường có tiếng về chất lượng học sinh, thành tích giảng dạy… đều lọt vào “tầm ngắm” của phụ huynh. Từ các trường điểm ở nội thành như Trần Quốc Thảo, Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1), Lương Định Của (quận 3), Lê Quý Đôn (quận 3), Trần Bình Trọng (quận 5)… cho đến trường điểm ở quận ngoại thành có tiếng như Trương Văn Ngữ (Hóc Môn), Trường Nguyễn Du (Gò Vấp), Nguyễn Thị Định (quận 7)…
Coi chừng mất trắng
“Chạy trường” dường như đã trở thành một thói quen của người dân thành phố đến hẹn lại lên vào dịp tuyển sinh đầu cấp. Nhiều trường hợp phụ huynh bị tiền mất nhưng việc học hành của con cái họ cũng bị rơi vào cảnh đi không đặng, ở cũng không xong.
Chị Nguyễn Thị S. vẫn còn ấm ức về việc năm ngoái “chạy” trường cho con nhưng không thành khiến tiền mất mà con thì vẫn phải học ở trường không ưng ý. “Nghe một ông bên phòng giáo dục quận B. khoe có suất ưu tiên nên tôi có nhờ ổng xin cho con vào trường N.T.Đ. Lúc đầu thấy ông hứa chắc như đinh đóng cột nên gia đình tôi cũng gửi 3 triệu đồng để phụ tiền trà nước, chi phí đi lại… nhưng cuối cùng người ta lại thông báo do có quá nhiều hồ sơ đăng ký nên không còn chỉ tiêu ngoài tuyến. Hồ sơ của con tui bị gạt ra ngoài. Thế là mất trắng”.
Không chỉ phụ huynh học sinh “đau đầu”, lo lắng vì việc “chạy” trường cho con mà không ít giáo viên, nhân viên ngành giáo dục cũng đang trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của việc chạy trường. Nhiều giáo viên than thở, mỗi dịp chuẩn bị vào năm học mới với người thân quen việc gửi gắm con cháu khiến họ rất khó xử… thậm chí là không dám bắt điện thoại khi có cuộc gọi tới. Bởi trường thì quá tải và tiêu chí xét tuyển phải theo nguyên tắc dựa trên chỉ tiêu mà sở, phòng đã đề ra nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.
Cô Lê Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 cho biết: “Những ngày qua, phụ huynh đến hỏi trực tiếp và gởi câu hỏi qua địa chỉ email của trường rất nhiều. Không ít phụ huynh không có hộ khẩu ở quận 1 nhưng vẫn muốn xin cho con vào trường. Đối với những trường hợp này nhà trường không thể giải quyết được cho bất cứ trường hợp nào, chính vì vậy phụ huynh nên cho con học đúng tuyến chứ đừng tin những “cò” chạy trường như mọi năm để tránh tình trạng mất của mà không được gì”.
Đối với quận 1, điểm nóng nhất của những mùa tuyển sinh vừa qua nhưng năm nay ông Đinh Thiện Căn, Trưởng phòng GD-ĐT quận 1 cho biết: “Năm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục thiếu trường lớp do năm nào số HS cũng tăng, năm nay chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự gia tăng này. Lo nhất là Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, năm nay sẽ xây mới lại nên chúng tôi đang tìm chỗ để các em học tạm, tất nhiên sẽ phải giảm học 2 buổi/ngày thành một buổi. Tình trạng này phải chịu trong vòng 1 năm. Do đó, quận chỉ có thể giải quyết được cho học sinh trong quận có đủ chỗ học mà thôi
Theo SGGP
“Giáo dục không có điểm dừng. Khi bộ não của bạn vẫn có thể làm việc được, đôi mắt bạn vẫn có thể nhìn thấy và đôi tai bạn vẫn nghe được thì tới trường, bạn có thể học được”. Đó là lời phát biểu của một cử nhân 99 tuổi.
"Tên con là Lạc vì con bị "lạc" cả cha lẫn mẹ ngay từ khi lọt lòng. Con lại không may mắn như các bạn khác vì thiếu hai bàn tay và chỉ còn nửa bàn chân trái. Con đang cố gắng từng ngày để viết được những nét chữ thật đẹp và học giỏi vi tính...".
Đua nhau mở trường với quy trình, thủ tục chưa nghiêm túc. Chất lượng đầu vào thấp. Thiếu quy hoạch giáo dục ĐH, CĐ. Ngày 16-4, Uy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã nghe và cho ý kiến về kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục ĐH” của đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ QH (đoàn giám sát).
Mặc dù Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định về căn cứ xác định chỉ tiêu tuyển sinh nhưng trong nhiều trường hợp giao chỉ tiêu tuyển sinh tỏ ra không nghiêm nhất là đối với các trường ngoài công lập.
Sự ra đời ồ ạt của các trường đại học như hiện nay khiến việc sao chép giáo trình của nhau được nhiều người cho là... bình thường.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, cuối ngày hôm nay sẽ hết hạn nộp hồ sơ (HS) ĐKDT ĐH-CĐ năm 2010.