“Giáo dục không có điểm dừng. Khi bộ não của bạn vẫn có thể làm việc được, đôi mắt bạn vẫn có thể nhìn thấy và đôi tai bạn vẫn nghe được thì tới trường, bạn có thể học được”. Đó là lời phát biểu của một cử nhân 99 tuổi.

Đã có những cụ già vì thời trẻ khó khăn mà không được đến trường, tuy nhiên họ không thôi mơ ước được đi học. Vì vậy, mặc dù nay đã “gần đất xa trời”, nhưng họ vẫn quyết định tới trường để hoàn thành tâm nguyện của mình và làm những tấm gương ham học cho con cháu:

102 tuổi làm học sinh lớp 1

Mô tả ảnh.
Một bà lão Trung Quốc 102 tuổi vừa trở thành HS tiểu học lớn tuổi nhất thế giới sau khi bà trở lại trường.

Cụ Ma Xiuxian, đến từ Kỳ Nam, tỉnh Sơn Đông, đã bắt đầu làm việc từ một nhà máy bông khi 13 tuổi. Nhưng cụ luôn mong muốn được học tập và bây giờ cụ đã có cơ hội trở lại trường học để thỏa mãn mong ước của mình.

Cụ Ma Xiuxia ngồi trong lớp học dành cho HS lớp 1. “Tôi cảm thấy rất vui vì có thể đạt được ước mơ được đi học vào tuổi này. : “Cám ơn cô giáo! Cám ơn các bạn cùng lớp. Tôi sẽ học chăm và đóng góp cho đất nước” – cụ Ma nói.

Cụ phải dùng tới máy trợ thính để đảm bảo có thể nghe giảng được và sử dụng kính lúp để đọc sách.

Cụ Ma kết hôn khi 18 tuổi và trở thành nội trợ, bà có 9 người con, trong đó 7 người đã tốt nghiệp ĐH.

100 tuổi lấy bằng cử nhân

Mô tả ảnh.
Cụ bà Harriet Richardson Ames

Chỉ 1 ngày trước khi qua đời, cụ bà Harriet Richardson Ames, 100 tuổi, ở Concord (bang New Hampshire, Mỹ) đã thực hiện được mơ ước của cuộc đời mình đó là lấy được tấm bằng cử nhân đại học.

Cụ Harriet Richardson Ames đã thực hiện được ước nguyện lấy bằng cử nhân của mình trước khi qua đời ở tuổi 100.

Cụ rất cảm động đến nỗi bắt đầu khóc và nói: "Nếu ngày mai tôi chết đi, tôi biết rằng tôi sẽ chết hạnh phúc bởi vì bằng cử nhân của tôi đang được hoàn thành”.

Cụ Harriet rất mãn nguyện vì cuối cùng đã hoàn thành được mục tiêu của mình.

99 tuổi nhận bằng cử nhân

Mô tả ảnh.
Cụ Akasease Kofi Boakye Yiadom

Một cựu giáo viên ở nước cộng hòa Ghana, Tây Phi vừa tốt nghiệp đại học ở tuổi 99. Vốn là cựu binh của Thế chiến thứ hai, cụ Akasease Kofi Boakye Yiadom đã đăng kí học trường thương mại trực thuộc Đại học Presbyterian tại Ghana khi cụ đã ở tuổi 96.

Cụ Akasease Kofi Boakye Yiadom nói với hãng tin CNN: “Giáo dục không có điểm dừng. Khi bộ não của bạn vẫn có thể làm việc được, đôi mắt bạn vẫn có thể nhìn thấy được và đôi tai bạn vẫn có thể nghe được thì nếu bạn tới trường, bạn có thể học được”.

Hiện nay cụ Boakye Yiadom đã hoàn thành chương trình học của mình và cụ đang thuyết phục các bạn học cùng lớp chống lại sự cám dỗ của mức lương cao hơn ở nước ngoài và ở lại làm việc tại Ghana.

91 tuổi tốt nghiệp cấp hai

Mô tả ảnh.
Cụ bà Sidzue Hirai

Cụ bà Sidzue Hirai, 91 tuổi, vừa tốt nghiệp cấp hai tại một trường học buổi tối ở thành phố Kobe (Nhật Bản).

Trường học buổi tối Kobe được thành lập nhằm tạo điều kiện cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoàn thành bậc học PTCS ở Nhật Bản.

“Tôi đã phải hy sinh rất nhiều và từ bỏ nhiều thứ khác để tốt nghiệp bậc PTCS”, cụ bà Sidzue Hirai nói. “Ngôi trường này đã giúp trả lại tuổi thơ cho tôi. Tôi đã có được những gì mà trước đây chỉ là mơ ước. Trong thời gian sắp tới, tôi sẽ dự định theo học tiếp cấp 3".

88 tuổi đi học với các bé 7 tuổi

Mô tả ảnh.
Cụ Abubakar Muhammad Barinjimi và các bé 7 tuổi

Cụ Abubakar Muhammad Barinjimi, 88 tuổi, hiện là học sinh tiểu học già nhất Nigeria. Cụ đang theo học tại một trường tiểu học ở thành phố Kano cùng với lứa học sinh 7 tuổi.

Ước mong của cụ Barinjimi là tốt nghiệp trung học, đại học và có bằng tiến sĩ sau năm 100 tuổi nếu còn sống. Mục tiêu trước mắt của cụ là đọc thông thạo kinh Koran đạo Hồi. Cụ sống rất hòa đồng với bạn học chỉ bằng tuổi cháu chắt.

Cụ Barinjimi có 8 con và gần 70 cháu, chắt. Hằng ngày, cụ đi xe buýt 6 km từ nhà đến trường.

84 tuổi nhận bằng tú tài

Mô tả ảnh.
Cụ ông 84 tuổi Orange A. Cunningham

Cụ ông 84 tuổi Orange A. Cunningham ở Fort Worth ( Texas, Mỹ) đã nhận được tấm bằng tú tài mà ông mơ ước cả cuộc đời.

Vì phải tham gia chiến tranh thế giới thứ II nên Cunningham bỏ học khi 18 tuổi. Tuy vậy, trong suốt 66 năm kể từ khi giải ngũ, cụ luôn kiên trì theo đuổi ước mơ tốt nghiệp trung học. Cụ thường tâm sự với người thân, bạn bè về điều đó trong suốt thời gian dài.

Cuối cùng, ước mơ của cụ Cunningham đã trở thành hiện thực. Cụ đã nhận được tấm bằng tú tài đúng dịp sinh nhật lần thứ 84.

“Tôi biết, nhận bằng tú tài ở độ tuổi 84 có vẻ nực cười, nhưng với tôi đó là niềm vinh dự lớn lao. Tinh thần ham học hỏi sẽ là nhân tố đưa đất nước chúng ta ngày càng phát triển hơn nữa. Tôi tin tưởng điều đó” - ông Cunningham xúc động phát biểu.

                                                                                          Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nâng chất lượng giáo dục là vấn đề cấp thiết hiện nay
Không có hình ảnh
Sinh viên tra cứu tài liệu trong thư viện trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Đây là trường có số lượng giáo trình bị “copy” khá nhiều

Hôm nay 17.4, hết hạn nộp hồ sơ ĐKDT

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, cuối ngày hôm nay sẽ hết hạn nộp hồ sơ (HS) ĐKDT ĐH-CĐ năm 2010.

Điểm sáng của khối THCS ở Lạc Sơn

(HBĐT) - Theo anh Trần Việt Toàn, cán bộ phòng GD & ĐT huyện Lạc Sơn: Trường THCS Nhân Nghĩa (xã Nhân Nghĩa - Lạc Sơn) những năm gần đây được đánh giá là một điểm sáng về chất lượng dạy và học của ngành GD&ĐT huyện. Để có được thành tích đó, thầy và trò nhà trường đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, phát huy truyền thống hiếu học.

Du học sinh kêu và lo...nhiều quá

Để tìm hiểu về suy nghĩ, tư tưởng của du học sinh Việt Nam khi trở về nước, chúng tôi đã gặp chị Trần Thị Tô Thanh, Chủ tịch Hội cựu du học sinh Úc tại Việt Nam (VGAC) - hội du học sinh hiện có số lượng thành viên đông nhất Việt Nam - tìm câu trả lời.

Công bố mới nhất về tuyển sinh đầu cấp năm học 2010 - 2011

Chiều 15-4, UBND TPHCM đã có thông báo chấp thuận tờ trình của Sở GD-ĐT về kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp các trường phổ thông năm học 2010-2011. Báo SGGP xin giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cụ thể về kế hoạch tuyển sinh này.

“Đạo” luận văn vì quá sức !

Sinh viên Khoa Đông phương Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) chới với vì bị trường buộc làm luận văn tốt nghiệp bằng ngoại ngữ. Tình thế này buộc sinh viên phải... “đạo” luận văn

Làm gì để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Để nâng cao chất lượng đào tạo đại học, trước hết giảng viên phải hiểu rõ nhu cầu của sinh viên, qua đó giúp sinh viên được chủ động trong mỗi bài học trên lớp. Đồng thời giảng viên hỗ trợ sinh viên rèn luyện các kĩ năng mềm bằng cách đa dáng hóa hình thức giảng dạy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục