Gian nan tìm chữ

Gian nan tìm chữ

Học trò ở phố, ngày hai bận mẹ cha đưa đón, mấy ai hình dung nổi, ở vùng rẻo cao hẻo lánh, bạn bè cùng trang lứa phải lội bộ 5 - 7 cây số núi đèo hay dựng lều gần trường tìm chữ...

Dựng lều đón chữ

Tiếp tục hành trình thắp sáng ước mơ học sinh vùng xa, chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm của nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan tìm về trường Tiểu học Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, nơi tiếp giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cũng như ở những vùng cao nguyên hun hút, đường đến thăm trường và học sinh Xín Cái khá gian nan. Trong cái rét căm căm, hình ảnh từng tốp trẻ con H’Mông phong phanh áo mỏng, lúi húi nấu cơm trong những túp lều như những đốm nhỏ nhấp nhô qua màn mây mù giăng phủ núi rừng miền Bắc.

Khó có thể tin được vì nhà xa, núi đồi hiểm trở mà để bám trường học chữ, nhiều học sinh đã chọn cách dựng lều xung quanh trường để trú tạm. Mỗi lều là “mái nhà” của 4 - 5 em học sinh (lớp 1 đến lớp 5), củi lửa không có sẵn, nước sinh hoạt nơi rẻo cao lại càng thiếu thốn nên để có nước nấu ăn và tắm giặt, các em phải xuống suối hay đi xin nước ở những nhà dân xung quanh. Ngày nắng còn đỡ chứ ngày mưa, những mái lều rách chỉ chực chờ để cơn gió rừng mạnh cuốn đi tất cả. Có lẽ không ai không xót xa khi nhìn thấy những học trò nhỏ xíu, ngồi cắm cúi bên nồi cơm cháy và đĩa rau rừng nằm chỏng chơ trên nền đất. Con nhà nghèo, cơm đùm gạo gói đi học, cậu học trò lớp 3 với gương mặt nhợt nhạt vì đói bẽn lẽn: “Nhiều khi gạo bố mẹ cho chỉ ăn đủ trong 2 tuần, 2 tuần còn lại chúng cháu phải đi mò cua bắt ốc, hái rau thêm, các cô chú ở gần đây tốt lắm, hay góp gạo cho bọn cháu ăn đỡ đói”... Cái ăn đã khó nên cái mặc cũng chẳng thể nào mà tươm tất hơn được, từ nhỏ đến lớn em nào cũng lem luốc bùn đất, đen nhẻm từ đầu đến chân. Giữa núi rừng mênh mông, cảm giác nhớ nhà, cái đói, cái lạnh lại càng tăng thêm gấp bội, thế mà hơn hai chục học sinh nơi đây vẫn bám lại ngủ lều, ngày ngày đến lớp...

Và ngôi trường vách đất...

Có đi thật nhiều, đến những vạt đất địa đầu Tổ quốc, tận mắt chứng kiến điều kiện học hành của học trò miền biên giới, mới hiểu được mình may mắn và hạnh phúc biết nhường nào... Ngỡ ngàng... Đó là cảm giác của chúng tôi khi tận mắt nhìn thấy ngôi trường đất lụp xụp, tối tăm, bàn ghế xô lệch tại Xín Cái. Cũng trường lớp, cũng ê a tiếng trẻ đọc bài nhưng sao đắng lòng đến vậy.

Tiếp chúng tôi tại điểm trường Ngãi Trồ trong buổi lễ nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan trao 20 suất học bổng Đèn Đom Đóm, thầy Hiệu trưởng Lê Văn Lương ưu tư nhìn những học trò nhỏ: “Trường Tiểu học Xín Cái có 16 điểm, do không có kinh phí nên hầu hết đều được trát đất tạm bợ. Các phòng không đủ ánh sáng, dột nát và chỉ được ngăn cách bằng ván gỗ nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu bài của học sinh. Đến cả sách giáo khoa cũng không có đủ nên nhiều em phải dùng chung một bộ sách”.

Rời ngôi trường trát đất, hành trình Đèn Đom Đóm quyết tâm mang băn khoăn của thầy Lương và ánh mắt khát chữ của học trò H’Mông vào chương trình truyền hình thực tế Đèn Đom Đóm được phát vào lúc 19 giờ 50 trên kênh VTV2 ngày 27.4.2010 và phát lại vào 8 giờ trên VTV3 ngày 2.5.2010. Mong rằng, những thước phim chân thực này sẽ đưa vòng tay nhân ái và tinh thần sẻ chia của toàn thể cộng đồng đến với cuộc sống rất đỗi khó khăn của thầy trò nơi rẻo cao.

                                                                         Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục