Theo điều tra của Viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam, có tới 83% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng sống. Thực trạng đó đã khiến không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội tốt trên bước đường lập nghiệp.

 

"Cái khó bó cái khôn"

Tự nhận mình là người sống khép mình, tự ti, Ng. Nhung (Hòa Bình) cho biết, cô đã đánh mất nhiều cơ hội kết giao bạn bè và mới đây là một chỗ làm cho thu nhập khá. Là SV năm cuối ĐH Ngoại thương, sau 4 năm học ở Hà Nội, Nhung vẫn nhút nhát, ngại tiếp xúc nơi đông người. Lần phỏng vấn xin việc mới đây, Nhung không sao diễn đạt gãy gọn suy nghĩ, kiến thức của mình trước nhà tuyển dụng nên đã mất đi vị trí công việc phù hợp với ngành học.

Nhung tâm sự: "Em thực sự thất vọng về bản thân. Bạn bè ít, tối đến thui thủi trong phòng trọ, em thấy cô đơn, mất tinh thần vô cùng". Nhung chỉ là một trong số hàng trăm SV thiếu tự tin không tìm được việc làm do "hổng" kiến thức về kỹ năng sống (KNS).

Khi được hỏi "Bạn hiểu thế nào về KNS?", nhiều SV đã tỏ ra lúng túng vì thiếu thông tin hoặc không có khái niệm gì đối với môn học này. Một số SV khác do điều kiện sống khó khăn nên cũng tặc lưỡi bỏ qua. "Sống xa nhà phải tự lo mọi việc từ học tập, ứng xử đến chi tiêu nên chúng em chưa dành thời gian học hỏi dù biết KNS là cần thiết", một nhóm SV Trường ĐH Văn hóa khi chúng tôi hỏi đã khẳng định như vậy.

Đúng là trên thực tế, SV ngoại tỉnh không có nhiều thuận lợi về điều kiện sinh hoạt, học tập như SV thành phố. Nỗi lo tìm được một phòng trọ an ninh, vệ sinh, giá cả hợp lí, tiếp đến là những lo toan trong cuộc sống, học tập... đang là nguyên nhân khiến SV xem nhẹ chuyện học KNS.

Lý giải cho sự "trắng" kiến thức về KNS của số đông SV, Hoài Lê (ĐH Luật) cho rằng: Đó là do SV không chịu tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường, thiếu thông tin thực tiễn khiến cho SV suy nghĩ máy móc, thụ động trước những thay đổi của cuộc sống.

Tham gia các hoạt động tình nguyện, ngoại khóa là một cách giúp sinh viên trau dồi kỹ năng sống.
Trong ảnh: Học sinh, sinh viên Hà Nội tham gia làm sạch môi trường ven sông Tô Lịch.

Cần một chữ "Tâm"

Công tác trang bị KNS cho HS, SV đang đặt ra hàng loạt vấn đề mới về: Đội ngũ, chất lượng, điều kiện dạy và học. "Để dạy tốt môn học này đòi hỏi giáo viên phải rất có "tâm" với học sinh, giảng viên Trần Thị Thanh Hương, bộ môn Công tác xã hội, Trường ĐH Thăng Long, bộc bạch.

Thạc sĩ Phạm Mạnh Hà (ĐH Quốc gia Hà Nội) phân tích: Khi còn ngồi trên giảng đường là lúc SV cần được các chuyên gia tâm lý, giáo viên dạy về KNS - giúp họ biết gỡ rối, phân tích đúng sai.

Và quan trọng là khơi dậy được những niềm vui, tiềm năng còn ẩn giấu trong mỗi cá nhân. Điều này sẽ giúp hóa giải những bất lợi trong đời sống tâm lý cá nhân hay những cú sốc về công việc, tình cảm. Đó là những vẫn đề mà giới trẻ hiện nay đang phải đối mặt.

Tuy nhiên khó khăn lớn nhất trong việc đưa KNS vào nhà trường hiện nay là vấn đề đội ngũ. Không có nhân lực nhiều giảng viên phải kiêm nhiệm công tác chuyên môn với dạy KNS. Song, đối với SV, KNS không chỉ giới hạn là những kỹ năng về giao tiếp ứng xử mà còn bao gồm các kỹ năng mềm (kỹ năng ra quyết định, làm việc nhóm, quản lý thời gian) - nhân tố quan trọng quyết định sự thành đạt trong công việc, học tập của mỗi cá nhân.

Do vậy đây là địa hạt rất khó đòi hỏi người dạy phải biết chọn lọc, đưa vào những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp nhằm giúp SV hiểu rõ tính chất môn học và áp dụng được kiến thức đó vào đời sống.

Để dạy KNS hiệu quả, giảng viên cần có chuyên môn tốt để có thể thu hút, khơi dậy được sự hứng thú của SV trong tiếp nhận kiến thức.

"Giảng về KNS, bản thân giáo viên phải cố gắng sống thành công để các em nhìn vào. Do đó bản thân giáo viên cũng rất cần học hỏi để nâng cao KNS", giảng viên Thanh Hương chia sẻ.

                                                                                  Theo Dantri

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục