“A, bờ, cờ” hay “a, bê, xê” dường như vẫn chưa quan trọng bằng gánh nặng học hành mà học sinh phải gánh chịu ngay từ khi mới bước vào lớp 1.

“A, bờ, cờ” hay “a, bê, xê” dường như vẫn chưa quan trọng bằng gánh nặng học hành mà học sinh phải gánh chịu ngay từ khi mới bước vào lớp 1.

Trong khi ngành giáo dục vẫn giữ quan điểm phát âm hệ thống chữ cái theo “a, bờ, cờ” cho học sinh tiểu học dễ ghép vần thì nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng cần thống nhất cách phát âm “a, bê, xê” cho phù hợp với xu thế hội nhập. Xem ra, “a, bờ, cờ” hay “a, bê, xê” sẽ vẫn còn là chuyện... nói mãi.

Sau khi Báo chí đăng bài “Những chữ cái nhảy múa” (ngày 21-4) đề cập đến chuyện cùng tồn tại ba cách gọi xung quanh hệ thống chữ cái A, B, C, đã có nhiều phản hồi của bạn đọc về vấn đề này.

Báo chí đã trao đổi với ông Lê Tiến Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT. Ông Thành cho biết:

- Trong giáo dục có những lựa chọn phải trên cơ sở nguyên tắc sư phạm chứ không chỉ dựa hoàn toàn vào khoa học thuần túy. Trường hợp sử dụng cách gọi a, bê, xê hay a, bờ, cờ cũng phải xem xét từ thực tiễn dạy học. Việc sử dụng hệ thống a, bê, xê (A, B, C) hiện nay vẫn được thống nhất trong nhà trường từ tiểu học lên các bậc học trên. Duy chỉ có việc dạy ghép vần cho học sinh lớp 1, để trẻ dễ hiểu, dễ học, các nhà giáo dục đã lựa chọn cách gọi tên “a, bờ, cờ”.

Nếu chỉ đứng từ ngoài nhìn thì thấy việc sử dụng này là lộn xộn, nhưng trong thực tế dạy học nếu máy móc sử dụng a, bê, xê cho thống nhất, trẻ sẽ rất khó ghép vần. Chẳng hạn trẻ ghép “bờ e be sắc bé” sẽ đơn giản hơn nhiều so với “bê e be sắc bé”, hay sẽ ghép vần “cờ o co huyền cò” chứ không thể “xê o co huyền cò”...

Nếu điều chỉnh theo cách thống nhất gọi là a, bê, xê tôi nghĩ sẽ lại có những xáo trộn lớn không có lợi cho việc học tiếng Việt của trẻ ở lớp 1. Việc sử dụng cách gọi tên để ghép vần này đã được nghiên cứu từ thực tiễn giáo dục chứ không tùy tiện. Cá nhân tôi ủng hộ vì đó là con đường nhanh nhất giúp trẻ ghép vần.

Ông Lê Tiến Thành - Ảnh: T.V.H.

*Việc học sinh ở bậc học dưới phải ghi nhớ cùng lúc nhiều cách phát âm hệ thống chữ cái, có ý kiến cho rằng điều đó làm tăng thêm gánh nặng tri thức cho học sinh và sự phát âm lẫn lộn phản ánh việc “quá tải” đó. Ông nghĩ thế nào?

- Nếu đặt câu chuyện này vào chương trình cụ thể của học sinh tiểu học sẽ thấy ngay không có chuyện đó. Học sinh lớp 1 chỉ sau học kỳ thứ nhất đã có khả năng ghép vần, đọc, viết. Các em có một năm đầu tiên tập trung nhiều cho việc đọc, viết tiếng Việt. Ở các lớp trên của bậc tiểu học, trẻ mới dần dần tiếp cận kiến thức phức tạp hơn.

Cách phát âm a, bờ, cờ chỉ sử dụng khi ghép vần để trẻ biết đọc tiếng Việt. Còn trong những trường hợp khác, kể cả ở lớp 1, vẫn sử dụng cách đọc a, bê, xê để đọc bảng chữ cái. Chúng tôi không thấy có sự phản ảnh về tình trạng “quá tải”. Nếu các trường, giáo viên làm đúng yêu cầu của Bộ GD-ĐT thì không có chuyện tạo gánh nặng cho trẻ.

* Nhưng thực tế có chuyện chỗ này sử dụng hệ thống a, bờ, cờ, chỗ kia lại sử dụng a, bê, xê trong các trường?

- Tôi khẳng định lại ngoài việc sử dụng phát âm a, bờ, cờ để ghép vần, trong việc giảng dạy, trong chương trình, sách giáo khoa các cấp đều thống nhất sử dụng cách phát âm a, bê, xê. Đâu đó cũng có người đọc lẫn lộn nhưng tôi cho rằng rất ít. Không phải bây giờ mà từ lâu chúng tôi đã yêu cầu các trường sử dụng đúng theo hệ thống a, bê, xê (trừ học ghép vần). Nếu học sinh đọc sai, giáo viên phải có trách nhiệm chỉnh sửa.

* Còn việc phát âm hệ chữ cái tiếng Anh đang được sử dụng rộng rãi, nhất là trong giới trẻ, quan điểm của ông về việc này?

- Tôi nghĩ là người Việt Nam, sống trên đất Việt thì cần sử dụng tiếng Việt. Cách phát âm tiếng Anh chỉ nên dùng trong những môi trường nói tiếng Anh. Trong các trường không sử dụng cách phát âm này, trừ những giờ học tiếng Anh. Chủ yếu do sự xâm nhập tiếng Anh ở ngoài cộng đồng tạo nên xu hướng phát âm đó.

* Vậy với tình trạng sử dụng nhiều cách đọc hệ chữ cái tiếng Việt ở khắp nơi, theo ông, cần làm gì để việc sử dụng tiếng Việt được thống nhất?

- Bắt đầu từ nhà trường, việc này phải được thống nhất. Từ nhỏ đến lớn học sinh quen với một cách phát âm thì ra cuộc sống sẽ không sử dụng lộn xộn. Tuy nhiên, việc này cần có vai trò của xã hội, của những người lớn. Không riêng chuyện phát âm chữ cái mà cả cách nói, viết tiếng Việt nói chung còn nhiều điều cần phải xem lại, điều chỉnh.

Trước hết là sử dụng tiếng Việt trên báo chí, sóng phát thanh, truyền hình, trong những chương trình, hoạt động chính thống cần có sự chuẩn mực. Trong các gia đình, cách sử dụng tiếng Việt của người lớn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ con. Đây là vấn đề không chỉ thuộc trách nhiệm của nhà trường. 

                                                                                Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục