Ngành giáo dục huyện Cao Phong huy động nguồn lực đầu tư phát triển sự nghiệp trồng người.

Ngành giáo dục huyện Cao Phong huy động nguồn lực đầu tư phát triển sự nghiệp trồng người.

(HBĐT) - Tại “Tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người” vừa qua, huyện Cao Phong đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, kêu gọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Đây là một trong những cách huy động hiệu quả, thu hút sự tham gia của mọi cấp, ngành và toàn thể nhân dân trong việc đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.

 

Ông Phạm Ngọc Nhất, Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện cao Phong cho biết: Sự nghiệp giáo dục của huyện đã có những dấu ấn đáng kể. Quy mô trường lớp phát triển, 100% xã, thị trấn đảm bảo hệ thống trường mầm non, tiểu học, THCS và Trung tâm học tập cộng đồng. Toàn huyện có 1 trường Phổ thông dân tộc nội trú, 2 trường THPT, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 Trung tâm dạy nghề. Cùng với đó là hệ thống cơ sở vật chất tương đối đảm bảo theo hướng kiên cố hoá, hiện đại với 100% trường có phòng học kiên cố, 8 trường đạt trường chuẩn Quốc gia, không còn lớp học tranh tre, nứa lá, không có trường phải học ca 3. Đội ngũ giáo viên, chất lượng đội ngũ quản lý ngày càng nâng lên rõ rệt, phong trào học tập của toàn xã hội và chất lượng giáo dục có nhiều khởi sắc.

 

Bên cạnh truyền thống hiếu học của các gia đình, công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục đã tác động, làm chuyển biến rõ rệt nhận thức của cán bộ, nhân dân, thu hút đông đảo sự ủng hộ của toàn dân cùng chăm lo, phát triển sự nghiệp “trồng người”. Để công tác xã hội hoá giáo dục đi vào chiều sâu, ngành Giáo dục huyện đã làm tốt công tác tham mưu, tổ chức thành công 2 kỳ Đại hội ngành Giáo dục, đồng thời kiện toàn Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn. Đây chính là những cơ quan “nòng cốt” tham mưu chính cho việc đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục tại địa phương.

 

Xác định mục tiêu xã hội hoá giáo dục là xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh; tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; huy động nhân lực, vật lực, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ cho giáo dục, huyện đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục nề nếp, văn minh trong và ngoài nhà trường thông qua quy chế, nội quy đối với thầy và trò, thông qua các tổ chức Đoàn, Đội. Vài năm trở lại đây, hoạt động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể được ngành chú trọng, tranh thủ sự quan tâm của nhiều cấp, ngành tham gia quản lý con em học sinh ở gia đình và cộng đồng. Ngoài ra còn chỉ đạo các KDC, thôn bản xây dựng các quy ước, hương ước và thực hiện tốt nội dung, tiêu chí giáo dục trong phong trào xây dựng làng xóm, KDC văn hoá. Các hoạt động vui chơi lành mạnh cho các em học sinh được duy trì.

 

Các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành đã được toàn dân hưởng ứng. Thời gian qua, ngành giáo dục huyện đã phối hợp với cơ quan Công an huyện giáo dục về an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường. Phối hợp với Hội CCB huyện giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đẩy mạnh hoạt động công tác Đội, thanh niên trong trường học. Đặc biệt là phối hợp với Hội Phụ nữ, Huyện Đoàn TN đảm bảo “3 đủ” cho con em gồm đủ ăn mặc, đủ sách vở, đủ đồ dùng. Năm học 2009 - 2010 này, toàn huyện không có trường hợp học sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn mà không được đến trường.

 

Phát huy vai trò “cầu nối” tăng cường mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, thực hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục, quản lý học sinh tại KDC, tham gia vận động trẻ đến lớp, xây dựng môi trường văn hoá. Ngay sau thời gian thành lập, Hội đã phát triển ở 13/13 đơn vị xã, thị trấn, lan rộng tại 100% KDC. Nhiều cơ quan, đơn vị cũng thành lập được ban, chi  hội khuyến học. Bình quân mỗi năm, quỹ khuyến học các xã, thị trấn huy động được 10 - 15 triệu đồng cùng hàng trăm ngày công tu sửa công trình trường, lớp học. Tiêu biểu là các xã Tân Phong, Xuân Phong, Tây Phong, Dũng Phong và thị trấn Cao Phong. Quỹ khuyến học cấp huyện mỗi năm huy động đạt trên 100 triệu đồng, chưa kể nhân dân đóng góp xây dựng các quỹ khác đầu tư cho giáo dục đạt 500 - 600 triệu đồng.

 

Phong trào xã hội hoá giáo dục, ủng hộ xây dựng quỹ khuyến học trên địa bàn huyện đã góp phần quan trọng động viên, khích lệ giáo viên, học sinh nỗ lực vươn lên đạt thành tích cao trong giảng dạy và học tập. Số lượng học sinh giỏi các cấp tăng mạnh qua các năm. Riêng năm học 2009 - 2010, cấp tiểu học có 100 học sinh giỏi cấp huyện, 56 học sinh giỏi cấp tỉnh; cấp THCS có 60 học sinh giỏi cấp huyện, 24 học sinh giỏi cấp tỉnh; 160 em thi đỗ vào các trường CĐ, ĐH trong cả nước. Đội ngũ thầy giáo, cô giáo đạt chuẩn, vượt chuẩn ngày càng nhiều ấp ứng yêu cầu nghiệp vụ, chuyên môn. Tại kỳ thi giáo viên dạy giỏi vừa qua, ở hệ mầm non có 40 giáo viên được công nhận dạy giỏi cấp huyện, 9 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; cấp tiểu học có 65 giáo viên đạt dạy giỏi cấp huyện, 5 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; cấp THCS có 69 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 5 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

 

                                                                                      Bùi Minh  

 

Các tin khác

Hà Nội muốn tăng học phí để chống các khoản thu ngoài quy định
Không có hình ảnh
Ông Trần Ngọc Thơ trả lời PV Thanh Niên ngày 5.5
Không có hình ảnh

Dạy con biết ơn mẹ

Mừng Ngày của mẹ năm nay (9/5), Trung tâm FasTracKids (18 Yết Kiêu, Hà Nội) - một chương trình phát triển tư duy và kỹ năng Mỹ - tổ chức cho các bé học tại trung tâm tham gia chương trình ngoại khóa “Nghệ nhân FasTracKids tại Làng gốm cổ Bát Tràng”.

Hiệu trưởng bị đuổi đánh như trong phim ‘hành động’…

Thầy Nét đã rượt đánh thầy Ký đấm đá túi bụi từ lớp học đến nhà trưởng buôn, mặc cho sự kêu cứu, chứng kiến của các đồng nghiệp nữ và các em học sinh. Sự việc khiến thầy Ký phải nhập viện mười ngày. Nhưng thầy Nét hiện vẫn đứng lớp (!?), tiền sử thầy Nét từng đánh học sinh gãy roi tre thành 3 khúc…

Tỷ lệ “chọi” vào Học viện Hành chính, Bưu chính Viễn thông, Ngân hàng

Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông năm nay so với năm trước giảm 2.000, số lượng hồ sơ ĐKDT vào Học viện Hành chính tương đương với năm 2009. Tại Học viện Ngân hàng, số lượng hồ sơ ĐKDT tăng khoảng 20%.

Thí sinh thi ĐH, CĐ giảm 20% - 30%

29 sở GD-ĐT và cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại phía Nam vừa bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ năm 2010 cho các trường ĐH, CĐ phía Nam vào sáng 7-5. Theo các sở GD-ĐT, năm nay, lượng hồ sơ ĐKDT giảm 20%-30% so với năm ngoái.

Sinh viên ngành Tài chính - Kế toán “hổng” kỹ năng mềm

Thiếu kỹ năng thực hành, yếu về kỹ năng chuyên môn, ít cập nhật thông lệ quốc tế, hổng về kỹ năng mềm… đó là nhận xét của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với sinh viên ngành Tài chính - Kế toán hiện nay.

Nhìn lại 3 năm thực hiện Đề án phát triển giáo dục Mầm non

(HBĐT) - Cách đây chưa lâu, nói tới giáo dục mầm non (GDMN), không ít người trong và ngoài ngành GD&ĐT trên địa bàn toàn tỉnh phải lắc đầu e ngại về những khó khăn, thiếu thốn từ cơ sở vật chất đến chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Thực trạng này thật khó cải thiện nếu không có việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục