Hà Nội muốn tăng học phí để chống các khoản thu ngoài quy định

Hà Nội muốn tăng học phí để chống các khoản thu ngoài quy định

Gộp các khoản thu vào học phí để không còn tình trạng phụ huynh phải nộp các khoản thu ngoài quy định là mục tiêu của dự thảo Đề án học phí mới mà Sở GD-ĐT Hà Nội đang xây dựng.

Do thu nhập của hộ dân ở các khu vực trong thành phố khác nhau, nên để thu học phí đủ mà vẫn bảo đảm nguyên tắc phù hợp với khả năng chi trả của các hộ dân ở mọi địa bàn (không quá 5% thu nhập hộ gia đình), Đề án đã chia thành 4 nhóm đối tượng đóng học phí: nhóm 1 là học sinh (HS) có gia đình sống ở các quận, thị xã; nhóm 2 là HS có gia đình sống ở các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức; nhóm 3 là HS có gia đình sống ở các huyện còn lại; nhóm 4 là HS có gia đình sống ở các xã miền núi và 3 xã giữa sông (nhóm này không phải đóng học phí).

Theo đó, mức thu học phí của cấp học mầm non ở nhóm thấp nhất (nhóm 3) là 62.000 đồng, nhóm 2 là 115.000 đồng, nhóm cao nhất là 209.000 đồng. Mức thu thấp nhất ở cấp THCS là 10.000 đồng, cao nhất là 143.000 đồng. Ở cấp THPT, mức thu thấp nhất là 22.000 đồng, cao nhất là 143.000 đồng.

Ông Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Gia Thiều (Q.Long Biên) cho rằng: mức học phí hiện nay được xây dựng từ năm 1998 đã quá lạc hậu, ở cấp THPT, học sinh chỉ đóng 30.000 đồng/tháng, 80% của học phí đã dùng để chi trả lương, 20% chi cho các hoạt động khác nên không thể đủ. Các khoản chi như: điện, nước, lao công, bảo vệ, hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, in đề kiểm tra... đều phải lấy từ các khoản thu thêm của học sinh. Chính vì vậy, các trường đều tỏ ra đồng tình với quan điểm gộp các khoản thu thiết yếu vào học phí để không phải thu thêm của học sinh. Tuy nhiên, ông Đại cho rằng, việc tham khảo thông tin từ các trường về những khoản thu “ngoài luồng” để làm cơ sở xác định mức học phí mới tuy cần thiết nhưng do các khoản thu này thường khác nhau ở mỗi trường, thậm chí chênh lệch rất lớn vì vậy đề án cần có tính toán kỹ để có thể đưa ra mức thu chính xác.

Ông Đặng Đình Đại đề xuất: ngoài việc điều chỉnh học phí thì Nhà nước cũng cần cấp bù thêm cho các trường để đảm bảo chất lượng dạy học mà không phải thu thêm của học sinh và tùy điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng để có mức học phí tăng hoặc giảm chứ không phải điều chỉnh theo hướng đồng loạt tăng. Vị hiệu trưởng này nêu ví dụ: ngoài mức hỗ trợ của Nhà nước hiện nay là 1.880.000 đồng/HS/năm, nếu một trường ở khu vực quận, thị xã được tăng học phí lên 100.000 đồng/HS/tháng (nghĩa là tăng gấp 3,3 lần như hiện nay) nhưng theo tính toán vẫn chưa đủ chi cho các hoạt động giáo dục tối thiểu thì Nhà nước hỗ trợ thêm khoảng 50.000 đồng/HS/tháng nữa; còn một trường ở huyện khó khăn thì nếu thu học phí là 20.000 đồng/tháng (giảm so với quy định hiện hành) thì để đảm bảo chất lượng giáo dục Nhà nước cần hỗ trợ thêm cho mỗi HS là 130.000 đồng/tháng nữa. "Có như vậy thì các trường và phụ huynh mới hoàn toàn không phải băn khoăn gì về các khoản thu thêm nữa", ông Đại khẳng định.

Theo giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, việc chỉ thu một khoản có thể là mới lạ đối với các trường công lập nhưng ở các trường dân lập điều đó gần như đương nhiên. Với các trường công lập, điều đáng quan tâm không phải là học phí nâng lên 50.000 nghìn đồng hay 100.000 đồng/tháng mà phải đảm bảo rằng, ngoài khoản thu đó ra, phụ huynh không phải đóng góp bất cứ một khoản nào nữa. "Hiện học phí chỉ vài chục nghìn/tháng nhưng phụ phí có khi lên tới tiền triệu”, giáo sư Cương lưu ý.

                                                                        Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ông Trần Ngọc Thơ trả lời PV Thanh Niên ngày 5.5
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hiệu trưởng bị đuổi đánh như trong phim ‘hành động’…

Thầy Nét đã rượt đánh thầy Ký đấm đá túi bụi từ lớp học đến nhà trưởng buôn, mặc cho sự kêu cứu, chứng kiến của các đồng nghiệp nữ và các em học sinh. Sự việc khiến thầy Ký phải nhập viện mười ngày. Nhưng thầy Nét hiện vẫn đứng lớp (!?), tiền sử thầy Nét từng đánh học sinh gãy roi tre thành 3 khúc…

Tỷ lệ “chọi” vào Học viện Hành chính, Bưu chính Viễn thông, Ngân hàng

Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông năm nay so với năm trước giảm 2.000, số lượng hồ sơ ĐKDT vào Học viện Hành chính tương đương với năm 2009. Tại Học viện Ngân hàng, số lượng hồ sơ ĐKDT tăng khoảng 20%.

Thí sinh thi ĐH, CĐ giảm 20% - 30%

29 sở GD-ĐT và cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại phía Nam vừa bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ năm 2010 cho các trường ĐH, CĐ phía Nam vào sáng 7-5. Theo các sở GD-ĐT, năm nay, lượng hồ sơ ĐKDT giảm 20%-30% so với năm ngoái.

Sinh viên ngành Tài chính - Kế toán “hổng” kỹ năng mềm

Thiếu kỹ năng thực hành, yếu về kỹ năng chuyên môn, ít cập nhật thông lệ quốc tế, hổng về kỹ năng mềm… đó là nhận xét của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với sinh viên ngành Tài chính - Kế toán hiện nay.

Nhìn lại 3 năm thực hiện Đề án phát triển giáo dục Mầm non

(HBĐT) - Cách đây chưa lâu, nói tới giáo dục mầm non (GDMN), không ít người trong và ngoài ngành GD&ĐT trên địa bàn toàn tỉnh phải lắc đầu e ngại về những khó khăn, thiếu thốn từ cơ sở vật chất đến chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Thực trạng này thật khó cải thiện nếu không có việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015.

Xuất hiện cuốn Atlat Địa lý Việt Nam giả trên thị trường

Ông Đặng Thanh Hải, trưởng phóng quản lý xuất bản, Nhà xuất bản Giáo dục cho biết, trên thị trường đang lưu hành cuốn Atlat Việt Nam in giả với những sai sót nghiêm trọng về nội dung và in ấn

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục