Nếu đề nghị được chấp thuận, mức hỗ trợ dành cho HS – SV sẽ được nâng lên mức 1,2 triệu đồng/tháng.

Nếu đề nghị được chấp thuận, mức hỗ trợ dành cho HS – SV sẽ được nâng lên mức 1,2 triệu đồng/tháng.

Học sinh, sinh viên (HS – SV) trên cả nước có thể sẽ nhận được mức vay hỗ trợ là 1,2 triệu đồng/tháng thay vì mức 860.000 đồng/tháng như hiện tại.

Đây là đề nghị của Bộ GD – ĐT trong hội thảo xây dựng chính sách hỗ trợ đối với HS - SV các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Đề nghị này được đưa ra khi nhu cầu được vay vốn hỗ trợ của HS – SV là rất lớn. Với mức hỗ trợ 860.000 đồng/tháng áp dụng từ 26/8/2009 thì hiện tại nhiều HS – SV không đủ trang trải các chi phí học tập và sinh hoạt.

Trong khi đó cùng những biến động của kinh tế thị trường, hàng loạt các mặt hàng khác cũng tăng theo, kéo theo đó là chi phí sinh hoạt của các em tăng lên gấp đôi, thậm chí là gấp 3. Do vậy, cuộc sống của nhiều HS – SV vẫn gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.

Thêm vào đó, từ 1/7 tới cả nước sẽ áp dụng mức học phí mới, mức cao nhất là 340.000 đồng/tháng (đối với nhóm ngành y, dược). Do vậy nếu cứ để mức hỗ trợ như hiện tại thì mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu chi phí tối thiểu của HS – SV.

Do vậy việc đề xuất tăng mức hỗ trợ cho vay lên 1,2 triệu đồng/tháng/HS – SV được Bộ GD – ĐT cho là cần thiết.

Theo số liệu thống kê cho thấy, hiện nay nhu cầu vay vốn của HS – SV là rất lớn trong khi đó nguồn vốn cho vay bị hạn chế nên dẫn tới nhiều thời điểm các ngân hàng đã không đáp ứng được kịp thời nhu cầu vay vốn của HS – SV.

Tính đến hết tháng 3-2010, sau 3 năm triển khai quỹ vay tín dụng đối với HS-SV trên phạm vi cả nước, tổng số tiền hỗ trợ đã đạt khoảng 19.900 tỷ đồng, trong đó số HS - SV được vay là 1,8 triệu, số gia đình thuộc diện vay tín dụng đào tạo là 1,6 triệu hộ.

Nếu đề nghị này được thực thi, HS – SV cả nước nói chung và HS – SV thuộc các hộ nghèo của 62 huyện nói riêng sẽ có thể yên tâm học tập, chấm dứt tình trạng HS- SV phải nghỉ học hoặc bảo lưu kết quả vì không có tiền để trang trải chi phí học tập.

                                                                                              Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tỷ lệ chọi chi tiết các trường

Với tỷ lệ chọi là 1/15,86, ĐH Tài chính - Marketing, trường có thí sinh thi rất đông vào các năm gần đây đã giảm bớt sức nóng của mình trong bối cảnh thí sinh đổ xô vào khối ngành kinh tế, tài chính năm nay. Trong khi đó, ngành Toán ứng dụng tại ĐH Hoa Sen sẽ là ngành "dễ thở" nhất trong mùa tuyển sinh này của trường khi chỉ có 9 hồ sơ nộp vào với 60 chỉ tiêu.

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2010: Hồ sơ khối C chỉ chiếm gần 8%

Theo thống kê ban đầu của Bộ GD&ĐT, tổng số hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2010 trên cả nước là 1.868.742, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể hồ sơ của các khối thi như sau:

Áp dụng mức học phí mới từ tháng bảy

Ngày 14 - 5, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định (49/2010/NĐ-CP) quy định mức học phí mới. Mức trần học phí đại học sẽ tăng lên 340.000 đồng một tháng thay vì 240.000 đồng. Học sinh mầm non và phổ thông ở thành thị đóng 40.000 - 200.000 đồng một tháng.

Danh sách máy tính được mang vào phòng thi THPT, CĐ, ĐH

Theo ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), máy tính cầm tay được phép mang vào phòng thi là những máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản.

ĐH Đà Nẵng: ĐH Kinh tế, Sư phạm có tỷ lệ “chọi” cao nhất là 1/8

ĐH Đà Nẵng cho biết có 51.076 hồ sơ ĐKDT vào các trường ĐH, CĐ trực thuộc ĐH Đà Nẵng trong kỳ thi tuyển sinh 2010. Xét theo lượng hồ sơ ĐKDT, ĐH Kinh tế Đà Nẵng và ĐH Sư phạm Đà Nẵng dự kiến có tỷ lệ “chọi” cao nhất là 1/8.

Kỳ lạ chuyện học sinh không học vẫn... có bằng

Có học sinh cùng lúc nhận… 2 bằng tốt nghiệp; lại có học sinh không học tại trường mà vẫn có bằng. Những chuyện kỳ lạ này xảy ra tại trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn (số 4A Nguyễn Thái Sơn, P3, Q.Gò Vấp, TPHCM).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục