Từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, mức học phí và chi phí học tập khác đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình ở mỗi vùng.

Khung học phí mầm non và phổ thông theo 3 vùng

Thực hiện nguyên tắc đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập, mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân, Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định cụ thể khung học phí của giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà năm học 2010-2011 theo 3 vùng.

Cụ thể, khu vực thành thị từ 40.000 - 200.000 đồng/tháng/học sinh; nông thôn từ 20.000 - 80.000 đồng/tháng/học sinh còn khu vực miền núi từ 5.000 - 40.000 đồng/tháng/học sinh.

Từ năm học 2011-2012 trở đi, học phí sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo.

Căn cứ vào khung học phí của Chính phủ quy định, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng ở địa phương mình.

Ngoài ra, đối với các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình UBND cấp tỉnh cho phép đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Trần học phí đại học công lập năm học 2010-2011 là 340.000 đồng/tháng/sinh viên

Mức thu học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học.

Nghị định quy định cụ thể mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập theo các nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà. Cụ thể:

Đơn vị: nghìn đồng/tháng/sinh viên

Nhóm ngành

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

290

355

420

485

550

2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

310

395

480

565

650

3. Y dược

340

455

570

685

800

Đối với trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, mức trần học phí được xác định theo hệ số so với đại học. Cụ thể, trung cấp chuyên nghiệp mức trần học phí bằng 0,7 mức trần học phí đại học; cao đẳng là 0,8; đào tạo thạc sĩ là 1,5 và đào tạo tiến sĩ là 2,5.

Nghị định cũng quy định cụ thể mức trần học phí đối với trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập tùy theo từng nghề. Cụ thể, trong năm 2010, mức trần học phí từ 200.000 - 530.000 đồng/tháng/sinh viên; năm 2011 từ 210.000 - 560.000 đồng/tháng/sinh viên; năm 2012 từ 230.000 - 600.000 đồng/tháng/sinh viên; năm 2013 từ 240.000 - 630.000 đồng/tháng/sinh viên và năm 2014 từ 250.000 - 670.000 đồng/tháng/sinh viên.

Học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.

Theo Chinhphu

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

ĐH Đà Nẵng: ĐH Kinh tế, Sư phạm có tỷ lệ “chọi” cao nhất là 1/8

ĐH Đà Nẵng cho biết có 51.076 hồ sơ ĐKDT vào các trường ĐH, CĐ trực thuộc ĐH Đà Nẵng trong kỳ thi tuyển sinh 2010. Xét theo lượng hồ sơ ĐKDT, ĐH Kinh tế Đà Nẵng và ĐH Sư phạm Đà Nẵng dự kiến có tỷ lệ “chọi” cao nhất là 1/8.

Kỳ lạ chuyện học sinh không học vẫn... có bằng

Có học sinh cùng lúc nhận… 2 bằng tốt nghiệp; lại có học sinh không học tại trường mà vẫn có bằng. Những chuyện kỳ lạ này xảy ra tại trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn (số 4A Nguyễn Thái Sơn, P3, Q.Gò Vấp, TPHCM).

Thiếu liên thông đào tạo

Khi lỗi không thuộc về các cựu sinh viên thì việc Nhà nước không cấp bằng hoặc cấp bằng không đúng với thực học của họ là không thể chấp nhận

Trường PTDTNT Tỉnh ghi sâu lời Bác dạy

(HBĐT) - Đối với các thầy cô giáo, các em học sinh trường PT DTNT tỉnh thì những ngày tháng Năm lịch sử này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó không chỉ là những ngày ôn luyện nước rút để chuẩn bị cho một kỳ thi mới mà còn là ngày mà thầy và trò nơi đây cùng hướng tới đó là kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

720 cán bộ thanh tra chấm, phúc khảo thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD-ĐT đã quyết định thành lập 64 đoàn thanh tra chấm thi, phúc khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng. Tổng số cán bộ được điều động là 720 người.

Xé rào quota phó giám đốc, Bộ Giáo dục nói gì?

Bộ GD-ĐT - nơi cũng được thông báo về số lượng Phó Giám đốc được bổ nhiệm - chưa thể khẳng định được việc vượt "quota" số lượng "Phó" là sai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục