Có học sinh cùng lúc nhận… 2 bằng tốt nghiệp; lại có học sinh không học tại trường mà vẫn có bằng. Những chuyện kỳ lạ này xảy ra tại trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn (số 4A Nguyễn Thái Sơn, P3, Q.Gò Vấp, TPHCM).
Cụ thể, dù không có tên trong danh sách học sinh được công nhận tốt nghiệp ngành Xây dựng công nghiệp & dân dụng (khóa 2005 - 2007) của trường này nhưng hai học viên Lưu Văn L và Nguyễn Thanh V vẫn ký tên và được nhận bằng trong sổ phát bằng của trường.
Trong khi đó lại có những học sinh chỉ tốt nghiệp một ngành nhưng không hiểu sao lại nằm trong danh sách nhận hai bằng. Bạn T.H.M, cựu học sinh ngành Xây dựng công nghiệp và dân dụng khóa 2005 - 2007 rất bất ngờ vì thông tin M được nhận 2 bằng cùng lúc. M cho biết: “Đi làm 2 năm rồi, vậy mà hồi cuối năm 2009 tự dưng thầy hiệu trưởng trường lại gọi mình về đòi mình trả lại một trong hai bằng đã nhận. Mình phải viết cam đoan với trường là chỉ nhận một bằng”.
Bạn M hoài nghi: “Không hiểu sao trong sổ phát bằng lại ghi tên mình hai lần, trùng cả họ tên, ngày tháng sinh, số hiệu bằng nhưng chữ ký đầu là của mình, còn chữ ký còn lại là giả mạo”.
Tương tự là trường hợp của bạn B.T.T, cũng 2 lần được ghi tên trong danh sách nhận bằng, chung số hiệu.
Tìm hiểu về chuyện này, PV Dân trí đã liên hệ gặp ông Nguyễn Việt Dũng, Hiệu trưởng trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn. Ông Dũng cho biết: “Tôi mới về được nửa năm sau khi chuyển nhượng trường lại từ thầy Nguyễn Trọng Tấn. Những khóa 2005 - 2007, 2006 - 2008 đều do thầy Tấn phê duyệt và cấp bằng”.
Kết quả đối chứng, chuyện hai học viên không học tại trường lại được cấp bằng theo quyết định 19/QĐ-SG ngày 16/6/2008 là có thật. Không có tên trong quyết định nhận bằng nhưng hai học sinh được cấp bằng ngành Điện công nghiệp là: Nguyễn Thanh V (08/09/1983, Quảng
Bên cạnh đó, trong sổ phát bằng có 5 học sinh học một ngành nhưng ký nhận bằng 2 lần. Ở khóa 2005 - 2007 có B.T.T, lớp kế toán, ký nhận 2 bằng cùng số hiệu A0172271 vào hai ngày 12/12/2007 và 14/2/2008; T.H.M, lớp xây dựng, cũng nhận 2 bằng cùng số hiệu A017209 vào ngày 12/11 và ngày 17/11/2009; N.M.N, lớp kế toán, ký nhận 2 bằng khác nhau (A0172175 và A0172204) vào ngày 15 và 25/12/2007.
Trước sự việc trên, ông Nguyễn Việt Dũng tỏ ra bất ngờ: “Nếu biết những chuyện như thế này chúng tôi đã không chuyển nhượng trường này rồi. Trước khi về trường, tôi đã tin tưởng vì trường từng hai lần được Sở GD-ĐT thanh tra toàn diện vào tháng 12/20008 và tháng 3/2009 với kết quả không có dấu hiệu vi phạm về cấp phát bằng”.
Sự việc trên xảy ra khiến nhiều học sinh của trường hoang mang. Bạn T.H.M lo lắng vì bằng của bạn được nhận hai lần, “không biết có bị hủy bằng không vì mình đang học liên thông lên đại học gần xong rồi”.
Ngày 13-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Danh sách 5 loại máy tính cầm tay được đem vào phòng thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010.
Hàng năm cứ gần kỳ thi đại học, phụ huynh, học sinh cấp 3 làng Mộ Trạch (xã Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương) lại tập trung về miếu thờ thần tổ Vũ Hồn để được tư vấn tuyển sinh.
Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu 35 cơ sở đào tạo không đủ điều kiện dừng tuyển sinh đào tạo tiến sĩ (TS) trong năm 2010. Từ đây, có nhiều số liệu đáng kinh ngạc về hiện trạng đào tạo bậc TS.
Một trường đại học công lập Việt Nam tuyển sinh năm nay mà không cần quan tâm đến điểm sàn kỳ thi đại học, cao đẳng 2010.
Theo quyết định mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, có 35 trường đại học, học viện và viện nghiên cứu phải dừng tuyển sinh đào tạo tiến sĩ ở 101 chuyên ngành từ năm trong hai năm học (2010 - 2012) do chưa đủ điều kiện về đội ngũ cán bộ khoa học.
Các trường ĐH-CĐ lần lượt công bố tỷ lệ “chọi” (*). Đây là thông tin cần thiết, giúp TS biết rõ về trường/ngành mình sẽ dự thi nhưng TS cũng cần bình tĩnh vì không phải lúc nào tỷ lệ “chọi” thấp cũng dễ trúng tuyển.