Dạy thêm,học thêm; tình trạng thi cử và việc thu phí là 3 chủ đề lớn sẽ được tập trung bàn thảo tại Hội nghị đối thoại chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục - Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết.

 

Theo Tổng thanh tra Chính phủ, tại Hội nghị đối thoại chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục (được tổ chức vào 28/5) sẽ có một báo cáo của Bộ Giáo dục, của các cơ quan chức năng và của các đối tác tham gia nhằm đánh giá lại thực trạng tham nhũng trên lĩnh vực giáo dục và đưa ra những giải pháp phòng chống.

Có 3 lĩnh vực được quan tâm là tình trạng dạy thêm và học thêm; tình trạng thi cử và việc thu phí. Ba chủ đề này sẽ là những nội dung lớn để bàn xem mức độ vấn đề đến đâu.
 
Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền

Theo ông, những cuộc đối thoại như thế này có giúp giải quyết tốt được vấn đề không?

Nói chung, tiêu cực trong giáo dục thì vẫn có nhiều. Chúng ta cũng biết rằng Bộ GD&ĐT đã đề ra nhiều chương trình chống tiêu cực. Đặc biệt là chương trình nói không với một số tiêu cực. Để đánh giá đúng mức thực trạng hiện nay phải làm hai việc: một là qua hội thảo, đối thoại xác định xem mức độ xã hội quan tâm đến đâu; thứ hai là phải thông qua khảo sát đánh giá cụ thể.

Trong những năm qua, trên cơ sở chỉ đạo của Bộ GD&ĐT thì bước đầu tình hình đã chuyển biến nhưng chưa mạnh và chưa đủ để có thể nói rằng đã ngăn ngừa được tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực này.

Có ý kiến cho rằng vấn đề “nói không” trong giáo dục vẫn còn mang tính hình thức, ông nghĩ sao?

Tôi chưa đánh giá việc này nhưng tôi nghĩ rằng, ban đầu việc nào cũng cần có sự phát động. Tức là chúng ta phải tuyên truyền, phải phát động từ trong nội bộ ra ngoài xã hội, để từ đó chuyển từ ý thức đến hành động. Tôi nghĩ giai đoạn đầu làm như vậy là đúng.

Theo báo cáo của ngành giáo dục thì cũng đã đạt được những kết quả khá tích cực. Tuy nhiên,  đến giờ chúng ta phải đi vào chiều sâu, phải đi vào việc làm cụ thể và khi đã đi vào chiều sâu thì bớt rầm rộ cũng là lẽ đương nhiên.

Ông đánh giá thế nào về cơ chế khuyến khích và bảo vệ người chống tham nhũng hiện nay?

Hiện cơ chế để bảo vệ những người có hành động tố cáo hoặc dám chống tham nhũng, chống tiêu cực chưa đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên, luật khiếu nại tố cáo cũng cấm các hành vi trả thù, trù dập, trả đũa người dám tố cáo. Do đó, vấn đề là ở chỗ chúng ta phải thực hiện các luật hiện có cho nghiêm, rồi sau đó bổ sung những cơ chế tích cực hơn. Những người có hành động tích cực chống tham nhũng phải được khen thưởng và được bảo vệ. Nếu họ bị trả thù, trù dập thì phải có cơ quan chức năng xem xét và xử lý đến cùng sự việc.

Các hành vi trả thù, trù dập thường rất phức tạp và tinh vi. Việc trả thù đó hoặc chúng ta chưa thấy hoặc thấy rồi nhưng chưa có căn cứ để xử lý. Vì thế, trong cơ chế sắp tới, những vấn đề này cần được quy định rõ. 

Ông có suy nghĩ gì trước thông tin “Người đương thời” - thầy giáo Đỗ Việt Khoa vừa có đơn xin ra khỏi ngành vì cảm thấy bất lực trước việc chống tiêu cực?

Việc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là công việc rất gian nan, khó khăn, vì thế người đấu tranh phải có bản lĩnh, dám đương đầu. Khi dấn thân vào việc này thì đương nhiên có sự động chạm làm tổn thương những đối tượng khác. Ngay như bản thân tôi, khi thanh tra hoặc kết luận chỗ này, chỗ khác, ít nhiều cũng sẽ bị tổn thương về mặt tình cảm, quan hệ... Với những người bị động đến thì người ta luôn luôn bị tác động tiêu cực, tức là có sự trả thù, trù dập. Vì thế, chúng ta phải có bản lĩnh. Tôi cứ dùng từ là đã dấn thân thì phải có sự hy sinh.

Trường hợp của thầy Khoa, tôi nghĩ rằng, có thể thầy đang thấy rằng có những vấn đề mình đã nêu, đã tác động và làm tổn thương đến mình nhiều quá, trong khi cái chung thì cũng chưa được bao nhiêu, nên thầy xin ra khỏi ngành. Đây cũng là một cách xử sự. Nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta chùn chân và không dám làm nữa thì không thể chống tiêu cực được.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

                                                                                  Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao quà cho các cháu thiếu nhi xã Toàn Sơn.
Công tác chuẩn bị của trường THPT Chuyên ban Lương Sơn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2009 - 2010 đang được triển khai.

Nhiều trường ĐH xin đào tạo ngành hạt nhân

Cả nước đã có 7 cơ sở tạo ngành hạt nhân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường ĐH xin phép được đào tạo ngành hạt nhân.

2 trường hợp được đặc cách thi tốt nghiệp THPT

Theo quy định của Bộ GD-ĐT trong thi tốt nghiệp THPT, có 2 đối tượng được đặc cách thi tốt nghiệp, đó là thí sinh bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt.

Niêm yết giá sách giáo khoa tới từng của hàng

Khoảng 80 triệu bộ sách giáo khoa (SGK) từ cấp tiểu học đến THPT đến tay học sinh cả nước trong năm học 2010-2011. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông báo hôm 26/5.

BCĐ kỳ thi tốt nghiệp THPT: Họp báo giới thiệu kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2010

(HBĐT) - Ngày 25/5, BCĐ kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh đã tổ chức họp báo giới thiệu về kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2010. Tham gia buổi họp báo có các thành viên BCĐ, Ban Kiểm tra thi và đông đảo phóng viên, nhà báo hoạt động trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ đã chủ trì buổi họp báo.

Năm học 2010 - 2011: Học sinh tựu trường sớm nhất là 1/8/2010

Bộ GD-ĐT vừa ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2010 - 2011 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Theo đó, học sinh tựu trường sớm nhất là 1/8/2010.

9 loại đối tượng được miễn học phí

Theo quy định của Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ, ngoài những đối tượng không phải đóng học phí gồm học sinh tiểu học, học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm để đạt chuẩn nghề nghiệp, có 9 loại đối tượng được miễn học phí.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục