Bổ nhiệm hiệu trưởng trái quy định của Thủ tướng Chính phủ, thông báo tuyển sinh chui là hai sai phạm nghiêm trọng của Trường ĐH Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương).
Làm trái quy định của Thủ tướng?
Kèm theo công văn số 601, UBND tỉnh Bình Dương trình Thủ tướng Chính phủ Ban giám hiệu dự kiến gồm: PGS-TS Lê Mạnh Tân (hiệu trưởng), TS Nguyễn Anh Vũ (phó hiệu trưởng), Th.S Đặng Thành Sang (phó hiệu trưởng). Tuy nhiên, ban giám hiệu hiện nay là TS Nguyễn Văn Hiệp - Hiệu trưởng, Th.S Đoàn Ngọc Miên - Phó hiệu trưởng, PGS-TS Lê Mạnh Tân - Phó hiệu trưởng. |
Trường ĐH Thủ Dầu Một được thành lập từ tháng 9-2009, trên cơ sở nâng cấp từ Trường CĐ Sư phạm Bình Dương, là trường ĐH công lập đầu tiên của tỉnh Bình Dương với kỳ vọng đáp ứng yêu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Tuy nhiên, mới có quyết định thành lập của Thủ tướng, trường đã vướng ngay những sai phạm nghiêm trọng. Trong công văn số 601 (ngày 12-3-2009) về giải trình bổ sung hồ sơ thành lập trường của UBND tỉnh Bình Dương gửi Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và Bộ GD-ĐT, ở mục 7 có ghi rõ “Về nhân sự, lãnh đạo nhà trường, Ủy ban nhân dân tỉnh và ĐH Quốc gia TPHCM đã thống nhất chọn PGS-TS Lê Mạnh Tân giữ chức vụ hiệu trưởng. Sau khi có hiệu trưởng sẽ thực hiện thủ tục bổ nhiệm các phó hiệu trưởng và các trưởng khoa”.
Thế nhưng, khi có được quyết định thành lập trường, UBND tỉnh đã không giữ đúng cam kết mà bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh làm hiệu trưởng. Quyết định khó hiểu này đã gây nhiều bức xúc trong dư luận và giới chuyên môn. Thứ nhất, tại khoản 2, điều 31 Quyết định 153/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ trường đại học” quy định tiêu chuẩn hiệu trưởng phải có trình độ tiến sĩ, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục, có năng lực và đã có ít nhất 5 năm tham gia quản lý giáo dục đại học từ cấp bộ môn trở lên…”.
Trong khi đó, ông Hiệp chỉ vừa bảo vệ luận án tiến sĩ năm 2007, chưa kinh qua tham gia quản lý, giảng dạy trong giáo dục đại học. Thứ hai, dù Bộ GD-ĐT có công văn số 7767/BGD-ĐT – TCCB yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương “Khi xem xét bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đề nghị căn cứ tiêu chuẩn hiệu trưởng trường đại học tại khoản 2, điều 31 Quyết định 153...” nhưng mọi chuyện cũng không thay đổi.
“Chất lượng của Trường ĐH Thủ Dầu Một bắt đầu từ hiệu trưởng. Thế nhưng vừa thành lập, trường đã vấp ngay ở khâu này. UBND tỉnh bổ nhiệm hiệu trưởng là người chưa từng kinh qua công tác giảng dạy đại học, chưa từng làm trưởng bộ môn... trái hoàn toàn với tiêu chuẩn hiệu trưởng của Thủ tướng đã quy định” - một cán bộ tại Bình Dương phân tích.
Qua mặt Bộ GD-ĐT
Dù chưa có quyết định cấp chỉ tiêu nhưng thông tin xét tuyển 1.200 chỉ tiêu ĐH của ĐH Thủ Dầu Một đã được đăng tải trên nhiều báo. Ảnh: T.HÙNG |
Bắt nguồn từ việc bổ nhiệm hiệu trưởng chưa có kinh nghiệm trong giáo dục đại học, nên ngay trong mùa tuyển sinh đầu tiên trường đã bất chấp quy định, qua mặt cơ quan chủ quản là Bộ GD-ĐT. Sau khi lên làm hiệu trưởng, ông Nguyễn Văn Hiệp kiêm luôn chủ tịch hội đồng tuyển sinh nên tự ý đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2010.
Cụ thể, vào các ngày 8 và 14-4-2010, khi chưa có quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh, ông Hiệp đã chỉ đạo ra thông báo xét tuyển bổ sung hệ ĐH với 1200 chỉ tiêu (CT) cho 6 ngành: kỹ thuật phần mềm (khối A, 250 CT), quản trị kinh doanh (A-D1, 250 CT); kế toán (A-D1, 300 CT); sư phạm ngữ văn (C-D1, 100CT); sư phạm lịch sử (C-D1, 100 CT); tiếng Anh (D1, 200 CT). Theo thông tin mà Báo SGGP có được, những thông tin tuyển sinh này được đăng tải trên nhiều tờ báo tại TPHCM và Bình Dương.
Tuy nhiên, mãi đến ngày 26-4, Bộ GD-ĐT mới có quyết định chính thức cấp 600 CT ĐH cho 6 ngành (mỗi ngành 100 CT) và cho phép Trường ĐH Thủ Dầu Một xét tuyển bổ sung trong kỳ thi tuyển sinh năm 2010.
Những vấn đề của Trường ĐH Thủ Dầu Một nếu không được chỉnh sửa kịp thời sẽ rất khó có thể đưa trường phát triển, đáp ứng yêu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương.
Theo SGGP
Các đề án thành lập trường “ít bị từ chối”, suất đầu tư cho sinh viên giảm hơn một nửa, chất lượng đầu vào thấp... là những vấn đề được ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục và Thanh thiếu niên, Nhi đồng nêu ra khi nói về đào tạo ĐH.
(HBĐT) - Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Siêu thị Vì Hoà Bình đã tổ chức chương trình tặng quà cho tất cả các em thiếu niên, nhi đồng đạt học lực giỏi ở các cấp TH, THCS, THPT trong toàn tỉnh.
Nỗ lực của hàng triệu thí sinh trong cả nước sẽ được thể hiện trong kỳ thi tốt nghiệp THPT bắt đầu từ ngày mai. Vì vậy, thí sinh không được để xảy ra những sơ suất không đáng có, làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, mô hình học tập thân thiện giáo dục kỹ năng sống và hướng nghiệp cho trẻ em "công viên việc làm" được giới thiệu.
Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2010, Nguyễn Thị Hồng Nhung đã xuất sắc đạt giải nhì môn Văn. Cô bé có vóc dáng nhỏ bé, xinh xắn cũng trở nên “cao lớn” trong mắt mọi người khi đã là một đệ nhất đẳng huyền đai môn Suzucho Kara Karate.
(HBĐT) - Ngày 31/05, Phòng LĐ – TB – XH đã phối hợp với Phòng GD&ĐT, Huyện đoàn Kỳ Sơn tổ chức buổi giao lưu “Nâng cánh ước mơ” hưởng ứng tháng hành động “Vì trẻ em” năm 2010. Tham gia buổi giao lưu có đại diện tổ chức ChildFun tại Việt Nam, lãnh đạo Sở LĐ – TB – XH, Tỉnh đoàn, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương và hơn 300 em thiếu nhi đại diện cho trẻ em toàn huyện.