Phụ huynh mua hồ sơ nhập học tại trường MN Hoa Lư trong sáng ngày 6.7
Nhu cầu của phụ huynh vượt quá xa khả năng của các trường nên năm nào cũng vậy, mùa hè luôn là thời điểm căng thẳng nhất ở các trường mầm non (MN). Đó là khi các trường vừa chuẩn bị tuyển sinh năm học mới vừa tổ chức dạy hè.
Nỗi lo tìm trường
Công lập luôn quá tải
Tuy đầu tháng 7 các trường MN Q.Bình Thạnh, TP.HCM mới bắt đầu phát đơn nhập học, nhưng 2 tuần trước đó gia đình chị Tuyết (ngụ tại P.28, Q.Bình Thạnh) đã bắt đầu tìm trường cho con gái 3 tuổi. Theo đúng tuyến, con chị học trường MN 28 nhưng do trường này không tổ chức bán trú nên chị phải cầm đơn qua phường 27. Chị Tuyết cho hay: “Hai vợ chồng đi làm cả ngày, không học bán trú thì không ai trông cháu được”. Tuy vậy, chị Tuyết cũng buồn rầu nói: “Tính là nộp vậy thôi, chứ chưa gì mà đã nghe hết chỗ rồi”.
Năm học này, trường MN 27 Q.Bình Thạnh tuyển 90 chỗ học nhà trẻ và 45 chỗ lớp Mầm. Đây là một trong ít trường MN có chỉ tiêu tương đối cao, tuy nhiên, bà Võ Thị Phượng - Hiệu trưởng trường cho biết: “Hầu như năm nào cũng quá tải, nhất là số trẻ ở độ tuổi lớp Mầm, Chồi. Hiện trường có 19 lớp với 800 trẻ, sĩ số mỗi lớp khá đông từ 40 - 45 trẻ nên nếu nhận thêm vào sẽ rất khó khăn trong việc nuôi dạy”.
Thế nào là một trường mầm non tốt? "Đó là trường phải có phòng sinh hoạt thoáng mát rộng rãi, vệ sinh, có đồ chơi, trang thiết bị đặc thù cho lứa tuổi MN, an toàn và tiện lợi. Có sân chơi hoặc sảnh chơi để trẻ vận động và hoạt động ngoài trời hằng ngày. Nhà bếp có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo viên và hiệu trưởng phải được đào tạo chuyên môn ít nhất là Trung cấp Sư phạm MN 12+2. Cấp dưỡng phải qua đào tạo, ít nhất là kỹ thuật viên sơ cấp nấu ăn. Có y, bác sĩ làm việc cả ngày hoặc bán thời gian để theo dõi sức khỏe và làm công tác y tế dự phòng về môi trường để phòng bệnh cho trẻ". Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Trưởng phòng Mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM |
Tại trường MN 20-10, Q.1, nhiều phụ huynh cũng lo lắng không biết con mình có được nhận vào học hay không. Chị Hải có con trai 3 tuổi cho biết chị muốn xin cho con vào lớp Mầm của trường nhưng do các lớp Mầm và Chồi hiện tại của trường đã quá tải nên không thể nhận thêm nữa.
Giải pháp tư thục
Sự quá tải ở các trường công lập một phần do phụ huynh thường có tâm lý không an tâm khi gửi con ở các trường tư thục, nhất là các nhóm trẻ gia đình.
Bà Võ Thị Phượng - Hiệu trưởng trường MN 27, Bình Thạnh thông tin: “Hiện có nhiều trường MN tư thục hoạt động rất tốt. Như ở địa bàn P.27 có 3 trường MN tư thục là trường Việt Nhi, Kim Đồng và Diệu Hà. 3 trường này có số lượng trẻ rất đông, hoạt động bài bản và tuân thủ các hoạt động của trường MN do Sở GD-ĐT quy định”. Bà Nguyễn Thị Mai Hương - Phó trưởng phòng phụ trách MN, Phòng GD-ĐT Q.5 cho biết: “Phụ huynh có con ở lứa tuổi nhà trẻ không xin được vào các trường công lập có thể tìm đến các nhóm trẻ gia đình do lứa tuổi này chủ yếu là nuôi. Đối với lứa tuổi lớn hơn như lớp Mầm, Chồi thì có thể học tại các trường MN tư thục”. Cũng theo bà Hương, tại Q.5 ngoài 21 trường công lập còn có 8 trường MN tư thục và 9 nhóm trẻ gia đình. Các nhóm, trường này đều được Phòng GD-ĐT quản lý, thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất, quản lý chuyên môn nội dung nuôi dạy giống như các trường MN công lập.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Trưởng phòng MN Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định: “Hiện nay, số trường MN tư thục phát triển mạnh, chất lượng rất tốt không thua kém gì trường công lại có nhiều ưu thế hơn vì sĩ số vừa phải, ngoài ra, các trường tư thục rất xem trọng chất lượng chăm sóc phục vụ trẻ vì điều đó khẳng định sự phát triển của trường”.
Theo Báo Thanhnien
Hoàn tất cả 3 môn đại học vào ngày 5/7, thí sinh Hiếu, thi tại Hội đồng thi Đại học Nha Trang, bị phát hiện chỉ mới học lớp 11.
Trưa nay, Bộ Giáo dục đã công bố đáp án 3 môn Toán, Lý, Hóa. Sau hai ngày thi, cả nước có 104 thí sinh vi phạm kỷ luật trong đó có 81 em bị đình chỉ, tương đương năm 2009.
(HBĐT) - Những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục của huyện Kim Bôi đã có những chuyển biến tích cực, góp phần làm chuyển biến nhận thức của các tầng lớp nhân dân về nâng cao chất lượng giáo dục của huyện.
“Đề thi không quá dài, lượng kiến thức bao phủ toàn bộ chương trình phổ thông. Tỷ lệ lý thuyết nhiều hơn bài tập nhưng có nhiều câu hỏi “đánh đố” làm thí sinh dễ nhầm lẫn” - nhận định của một giảng viên Hóa của Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH QGHN.
Trong ngày thi ĐH đầu tiên, trên 75% số TS đăng ký đã đến các Hội đồng thi để tìm kiếm cơ hội bước vào giảng đường ĐH.
Phụ huynh tụ tập chơi bài, sĩ tử người cười kẻ mếu là một trong số những hình ảnh đáng nhớ của ngày hôm qua.