Công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi và phổ cập THCS tại xã Hang Kia đảm bảo chất lượng
(HBĐT) - Với sự nỗ lực của nhân dân, sự hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, huyện Mai Châu đã từng bước vươn lên, đạt được những kết quả khích lệ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện luôn có những chính sách phát triển bền vững.
Ông Hà Văn Cươm, Trưởng phòng GD – ĐT huyện Mai Châu cho biết: Mai Châu là một huyện có tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm lớn trong tổng số học sinh trong toàn huyện (các cấp học: mần non, tiểu học, trung học, tỷ lệ học sinh dân tộc chiếm 89%) chính vì vậy việc quan tâm chăm lo phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS là một trong những mục tiêu chính luôn được ngành giáo dục huyện đặc biệt quan tâm và coi đó là cơ sở cho sự phát triển bền vững của giáo dục huyện nhà. Những năm qua, song song với công tác nâng cao chất lượng và ngày càng phát triển mạng lưới trường học ở các thôn, bản từ giáo dục Mần non đến giáo dục Phổ thông, huyện Mai Châu đã có những chính sách hỗ trợ hợp lý trong phát triển giáo dục dân tộc theo hướng bền vững. Năm 1991, khi Hoà Bình được tái lập tỉnh, số trường trong huyện là 44 trường, đến nay, hệ thống mạng lới giáo dục của huyện được phủ khắp 23/23 xã, thị trấn và đến tận thôn bản của các xã đặc biệt khó khăn. Hiện toàn huyện đã có 71 trường học (trong đó gồm 22 trường Mần non, 21 trường tiểu học, 19 trường THCS, 4 trường PTCS, 2 trường DTNT, 2 trường THPT và 1 TTGDTX), với tổng số 718 phòng học gồm: 528 phòng học kiên cố, 84 phòng học bán kiên cố, 34 phòng học cấp 4 và 72 phòng học tạm, các cơ sở trường học được bố trí hợp lý theo phân bố dân cư. Ở những xã vùng khó khăn, dân cư rải rác, hệ thống giao thông đi lại khó khăn được bố trí thêm nhiều chi trường như xã Tân Dân, Hang Kia và Phúc Sạn, do đó đã tạo điều kiện tốt cho con em các dân tộc được đến lớp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân sống trên địa bàn.
Ngoài việc quan tâm đến số lượng, chất lượng học sinh, những năm qua ngành Giáo dục huyện Mai Châu còn luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, năng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và người dân tộc thiểu số, người địa phương như: tổ chức các lớp tập huấn, các Hội nghị chuyên đề theo bậc học, ngành học, các cụm trường học; tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển một bộ phận GV vùng thấp tăng cường cho các vùng khó khăn; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối với các trường vùng khó khăn… Đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức tốt mô hình nội trú dân nuôi ở các trường vùng sâu, vùng xa để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập; tiếp tục thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và dạy học; đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, trong đó chú trọng vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp các phương pháp dạy học mới đối với học sinh dân tộc thiểu số. Toàn ngành giáo dục huyện Mai Châu hiện có 1.554 cán bộ quản lý, GV các bậc học từ Mần non đến THPT thì đã có tới 646 đảng viên, trong đó có 399/646 đảng viên là người dân tộc, bằng 61,8%, tạo nền tảng hết sức vững chắc để tỉnh phát triển giáo dục một cách toàn diện. Tính đến nay, có khoảng 1.400/1.554 giáo viên là người địa phương, trong đó giáo viên người dân tộc Thái có hơn 800 người, còn lại là các dân tộc Mường, H’mông, Dao, tày, Hoa… do có lợi thế rất lớn trong việc giao tiếp, truyền đạt kiến thức cũng như tuyên truyền, vận động học sinh và phụ huynh học sinh nên đội ngũ giáo là người DTTS đã có những đóng góp lớn cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương.
Nhờ có những chính sách đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp học theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá, xây dựng nhà công vụ cho giáo viên và các phòng chức năng; cùng với việc đẩy mạnh xây dựng và tổ chức tốt mô hình bán trú cho học sinh ở các trường vùng sâu, vùng xa; chăm lo, đãi ngộ tốt cho giáo viên và học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyên… Trong 5 năm qua, từ một huyện còn gặp không ít khó khăn trong công tác GD – ĐT, chất lượng giáo dục phát triển chưa đồng đều giữa các vùng miền, đến nay mạng lưới giáo dục huyện Mai Châu đã từng bước được mở rộng, nâng cấp và phát triển toàn diện. Năm học 2009 – 2010 huyện Mai Châu là một trong hai huyện, thành phố trong toàn tỉnh có trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Hoàng Huy
(HBĐT) - Năm học 2009 – 2010, thực hiện cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, 100% các liên đội trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã tổ chức các hoạt động thiết thực với chủ đề “Ơn Bác Hồ kính yêu” và tổ chức 18 hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”.
Ngày 12/7, Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Vũ Luận đã công bố quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm Thứ trưởng và Phó Chánh Thanh tra Bộ
Tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 51 (IMO 2010), tổ chức tại Astana, Kazakhstan từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 7, cả sáu học sinh của đoàn Việt Nam đều đoạt huy chương, trong đó có một huy chương vàng, bốn huy chương bạc và một huy chương đồng.
Ngày 17-7, khi điểm chuẩn lớp 10 vào các trường công lập được ấn định, dự báo sẽ có nhiều học sinh (HS) có điểm thi không đạt phải tìm cho mình cơ hội khác. Không đợi đến thời điểm này, ngay từ cuối tháng 6, khi Sở GD-ĐT TPHCM công bố điểm thi lớp 10 năm học 2010-2011, nhiều phụ huynh đã bắt đầu chiến dịch “chạy đua” vào các trường dân lập để… “lót đường” sẵn.
Pháp đang có tham vọng mở rộng cơ hội được học tại “grandes écoles” (các trường đại học hàng đầu) tới những học sinh giỏi những có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Khoảng từ ngày 20 đến 22-7, các trường sẽ lần lượt công bố điểm thi và điểm trúng tuyển dự kiến